Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào?

Thay vì “đi qua mảnh vỡ thủy tinh để tăng lòng dũng cảm”, trẻ em cấp 1 tại Mỹ và Nhật được học những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như tự lấy đồ ăn, tự xếp đồ đạc, cách cư xử tại nhà ăn hay nhà vệ sinh.
Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào?

Câu chuyện “đi qua mảnh vỡ thủy tinh để tăng lòng dũng cảm” trong sách lớp 1 hiện đang nhận nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội. Khi các bậc phụ huynh và nhà biên soạn sách vẫn đang bàn tính đúng sai thì hãy cùng nhìn sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật đang dạy trẻ em của họ học kỹ năng sống như thế nào.

Mỹ

Tại quốc gia phát triển nhất thế giới, trường tiểu học bao gồm các cấp lớp từ mẫu giáo đến lớp 5 hoặc 6. Trong mỗi lớp học đều được dành không gian mở với nhiều vật dụng học tập, vui chơi. Giờ học đa dạng với nhiều môn như toán, tiếng Anh, vẽ, hát nhạc hay đến thư viện đọc sách, ra sân tập thể thao, đá bóng, chơi các trò chơi ngoài trời…

Thông thường, tại mỗi lớp sẽ có từ 1-2 giáo viên phụ trách. Các thầy cô có thể chủ động sáng tạo ra hoạt động riêng cho lớp của mình. Giáo dục ở Mỹ cũng không có một cuốn sách cụ thể chuyên biệt về kỹ năng sống cho trẻ mà các bài học sẽ được lồng ghép vào nhiều tiết học khác nhau như đọc sách, tổ chức dã ngoại…

Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? - anh 1

Đơn cử như trong giờ chơi, các em được lựa chọn một món đồ mình thích. Sau đó, cô giáo sẽ dán nhãn lên từng món đồ chơi và hỏi các bé về việc đồ vật này thì cất ở ngăn nào trên tủ cho gọn gàng. Trẻ em tại Mỹ được các thầy cô hướng dẫn kỹ năng sống một cách cơ bản và thực tế như cách treo áo khoác khi vào lớp thế nào cho đúng, cách rót nước từ bình ra cốc để không bị đổ hoặc đơn giản hơn là bài tập thực hành rửa tay trước khi ăn.

Điều quan trọng nhất trong giáo dục kỹ năng sống là thời gian để các trẻ nhỏ có thể trải nghiệm. Khi các em biết sắp xếp đồ cá nhân, nhặt đồ chơi, tự đeo balô hay tự lấy kẹo của mình sẽ hình thành thói quen ngăn nắp và tính tự giác trong tất cả công việc sau này.

Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? - anh 2

Các em tự học cách lấy nước uống cho mình.

Với cấp học lớn hơn như 4, 5 thì các em sẽ được học nhiều về văn hóa ứng xử. Các bài học được sắp xếp trong một tình huống cụ thể mà chính các em là nhân vật chính. Vào giờ trưa, các em sẽ được học cách phải xếp hàng, cách yêu cầu đồ ăn, cách đi đứng, nói lời xin lỗi hoặc cảm ơn và cách thu gọn chén dĩa sau khi ăn xong.

Các em sẽ được luân phiên vừa trong vai nhà ăn vừa trong vai học sinh để hiểu và trân trọng công lao động của các nhân viên dinh dưỡng. Không chỉ thế, học sinh tại Mỹ còn được đào tạo cách sử dụng vòi nước thế nào cho đúng, đi đứng, nói khẽ trong nhà vệ sinh…Tất cả hoạt động kể trên đều hướng học sinh đến cách ứng xử chuẩn mực không chỉ tại nhà trường mà còn rộng hơn là môi trường công cộng.

Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? - anh 3

Trẻ em tại Mỹ thường sợ phải đi vệ sinh một mình vì thế trong lớp sẽ luôn có một chú gấu bông “dũng cảm” do thầy cô quy định (thường là nhân vật siêu nhân, siêu anh hùng…). Các em nhỏ có thể đem theo chú gấu này để quên đi nỗi sợ hãi khi vào nhà vệ sinh trường. Tương tự như cách dạy lòng dũng cảm trong sách giáo khoa Việt Nam, tuy nhiên trẻ em tại Mỹ chỉ phải vượt qua những nỗi sợ như đi xe đạp hoặc tập bơi thay vì đi lên thủy tinh.

Nhật

Với phương châm giáo dục “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, trẻ em tại Nhật chưa bao giờ phải đến lớp trong tâm trạng nặng nề. Lớp học được bắt đầu bằng giờ nói chuyện, các em được tự do chia sẻ về điều mình thích trong ngày hoặc các hoạt động ở nhà lúc tối, từ đó giáo viên sẽ góp thêm ý kiến để các em tự hoàn thiện bản thân.

Nếu ở Việt Nam, mỗi lớp tiểu học đều có “Chủ tịch hội đồng tự quản” thì tại Nhật chức danh này tạm gọi là “Ngôi sao của lớp”. Điểm khác biệt lớn nhất là học sinh Nhật sẽ luân phiên nhau giữ chức danh này theo từng ngày thay vì cố định như ở Việt Nam. Công việc “Ngôi sao của lớp” lại khá đơn giản như điểm danh các bạn, dẫn đầu hàng của lớp khi đi ăn trưa hoặc bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.

Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? - anh 4

Một giờ âm nhạc tại lớp tiểu học Nhật Bản.

Vào mỗi bữa trưa, các em ở lớp 4-5 phải tự sắp xếp bàn ghế và cử từ 2-3 bạn để chia thức ăn từ nồi to sang từng tô nhỏ. Dĩ nhiên mọi hoạt động của lớp đều được thầy cô giám sát thay vì làm thế cho các em. Một phần ăn cho trẻ em tại Nhật được đánh giá trong tốp bữa ăn giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới.

Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? - anh 5

Điều quan trọng nhất trong giáo dục Nhật Bản là kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thảm họa thiên nhiên hay động đất. Từ cấp 1, trẻ em đã được hướng dẫn phải xử trí thế nào khi động đất xảy ra, tìm nơi ẩn nấp thế nào cho an toàn và quan trọng là kiềm chế sự sợ hãi, không hoảng loạn, xô đẩy nhau.

Nền giáo dục của Nhật Bản có thể chưa phải là hoàn hảo. Tuy nhiên, toàn thế giới phải công nhận rằng nhiều thế hệ người Nhật luôn giữ tính chăm chỉ, tận tâm với công việc và ý thức kỷ luật. Người Nhật cũng được đánh giá cao về lòng dũng cảm khi là một dân tộc trải qua nhiều tai họa khủng khiếp nhất trong lịch sử, dù rằng giáo dục Nhật không dạy trẻ em đi qua thủy tinh.

Xem thêm:

- Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em

- Dạy con bảo vệ sức khỏe và an toàn qua những trò chơi siêu thú vị

Theo Báo Đất Việt

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.