Trung Quốc: Dạy trẻ sinh tồn bằng kỹ năng… cắt tiết gà

Liệu việc giết gia cầm như vậy đang dạy học sinh kỹ năng sinh tồn cơ bản hay đang gieo rắc vào đầu chúng những cảnh tượng máu me bạo lực?
Trung Quốc: Dạy trẻ sinh tồn bằng kỹ năng… cắt tiết gà

Các bức ảnh về cảnh tượng giết gà trong một hoạt động thuộc khóa học bản năng sinh tồn của câu lạc bộ định hướng Tiểu Lộc ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc được cô giáo Ngô chia sẻ trên mạng xã hội Weibo. Những bức ảnh này đã nhận được không ít tranh cãi của cộng đồng mạng.

Bản thân cô Ngô cũng phải nghi ngờ về sự đứng đắn của phương pháp này khi chứng kiến sự hoảng sợ của các học sinh.

Được biết, khóa học này dành cho học sinh tiểu học lớp 3 đến lớp 5, được tổ chức tại huyện Gaochun, thành phố Nam Kinh.

Trung Quốc: Dạy trẻ sinh tồn bằng kỹ năng… cắt tiết gà ảnh 1

Ảnh minh họa.

Cô Ngô cho biết, có 19 đứa trẻ vây quanh giáo viên để xem cắt tiết gà nhưng các em đều thấy sợ hãi khi con gà bị giữ chặt. Một nửa số học sinh đã bỏ chạy vì quá sợ, các em còn lại thì nhắm tịt mắt, không dám chứng kiến cảnh con gà bị vặt lông.

Khóa học “kinh dị” này làm dấy lên câu hỏi: Đâu sẽ là ranh giới giữa việc giáo dục bản năng sinh tồn và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn của trẻ?

Nhiều người cho rằng, việc cắt tiết gà này không nhằm nhò gì so với cuộc sống khắc nghiệt bên ngoài. Bọn trẻ cần biết thực tế không bao giờ là “hoàn hảo”.

Bên cạnh đó, những người phản đối lại có lý luận riêng, đối với người lớn gà là thực phẩm, còn trong mắt bọn trẻ đó lại là những con vật đáng yêu, cần được vuốt ve, che chở.

Đa phần ý kiến đều nghiêng về phía giết gà để huấn luyện bọn trẻ là điều gì đó hơi hoang đường.

Vấn đề này cũng được các chuyên gia giáo dục và chuyên gia tâm lý quan tâm.

Chủ nhiệm Trung tâm đào tạo giáo viên tiểu học thành phố Nam Kinh, ông Cốc Lực cho rằng đối với học sinh, hoạt động này có thể gây ra những vấn đề về tâm lý. Chúng sẽ bị ấn tượng xấu bởi cảnh máu me và vô hình chung tình yêu động vật của trẻ nhỏ cũng sẽ bị sai lệch. Theo ông, những hoạt động này nên để các em dần dần tiếp xúc một cách tự nhiên chứ không nên gây sốc như vậy.

Một chuyên gia tâm lý khác tại Nam Kinh cũng bày tỏ, khóa học sinh tồn này nên áp dụng trong phạm vi tâm lý trẻ em có thể chịu đựng được, tốt nhất là cho trẻ từ 15 tuổi trở lên.

Theo đại diện câu lạc bộ định hướng Tiểu Lộc, mục đích của khóa học nhằm nâng cao nhận thức về kỹ năng sinh tồn của trẻ em, vì thế câu lạc bộ đã tổ chức cho rất nhiều hoạt động cho học sinh như leo núi đá tự nhiên, dựng lều trại ngoài trời, bắt, giết và nấu chín gia cầm...

P.V

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.