Trung Quốc nuôi 6 tỷ con gián làm dược liệu trị đau dạ dày

(Ngày Nay) - Nuôi gián nghiền lấy xác làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày và hô hấp trở thành nghề đang lên ở Trung Quốc.
Trung Quốc nuôi 6 tỷ con gián làm dược liệu trị đau dạ dày

Theo South China Morning Post, những năm gần đây nuôi gián trở thành nghề thời thượng ở Trung Quốc. Hàng trăm trang trại nuôi gián mọc lên khắp nơi. Gián được dùng làm nguồn nguyên liệu của nhiều sản phẩm y học và là thức ăn cung cấp protein cho vật nuôi.

Nổi bật là trang trại nuôi gián nằm ở Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Trang trại này sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nuôi và quản lý 6 tỷ con gián trưởng thành. Số lượng này nhiểu hơn cả dân số trái đất hiện nay.

Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, lợi nhuận khổng lồ 4,3 tỷ nhân dân tệ (684 triệu USD) đến từ việc sản xuất một loại "chất lỏng chữa bệnh" được chiết xuất từ gián. Do đó nuôi gián được xem là ngành kinh doanh hái ra tiền.

Gián được nuôi đủ lớn sẽ được đưa vào nhà máy nghiền nát thành bột và sản xuất thành chất lỏng để trị đau bao tử và các bệnh khác. Loại chất này có màu giống màu trà, vị ngọt nhẹ và mùi tanh đặc trưng của gián. Loại thuốc đặc trị bệnh hô hấp và dạ dày này đã được đưa vào 4.000 bệnh viện, được các bác sĩ kê toa cho hàng triệu bệnh nhân tại Trung Quốc.

Gián là nguyên liệu được dùng trong nhiều phương thức bào chế thuốc cổ truyền của Trung Quốc từ xưa. Đặc biệt ở các vùng nông thôn thuộc miền nam Trung Quốc, gián được trộn với tỏi dùng để trị sốt cho trẻ em hoặc trị đau bao tử.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về công dụng chữa bệnh của loài gián. Một nhà nghiên cứu tại Học viện khoa học y tế Trung Quốc (CAMS) ở Bắc Kinh cho biết:"Đó không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nó không có tác dụng thần kỳ để trị mọi loại bệnh".

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng việc nuôi tập trung số lượng lớn gián trong một không gian có thể gây những nguy cơ ô nhiễm môi trường sống.

Theo Vnexpress
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.