Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Du lịch như “thổ địa” đang trở thành một xu thế, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ của du khách muốn khám phá và hòa mình vào văn hóa địa phương. Bên cạnh thưởng thức ẩm thực hay tham gia các lễ hội, trải nghiệm mặc trang phục bản xứ, tham quan và chụp ảnh tại các địa điểm du lịch nổi tiếng đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Ảnh: Việt Phục Hội An.
Ảnh: Việt Phục Hội An.

Nền tảng cung cấp thông tin và dịch vụ du lịch toàn cầu KLOOK dành hẳn một chuyên mục riêng dành cho hoạt động “Thử trang phục bản xứ” với 218 dịch vụ niêm yết. Trong đó, dịch vụ cho thuê trang phục của Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm số lượng lớn, theo sau là trang phục Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Srilanka và Malaysia. Top 3 dịch vụ phổ biến nhất với người dùng KLOOK là “Trải nghiệm Hanbok và làm tóc kiểu Hàn tại Gyeongbokgung (Cung Cảnh Phúc)”, “Trải nghiệm Kimono tại Tokyo và làm tóc kiểu Nhật” và “Một ngày thuê Kimono”.

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 1

Hình thức trải nghiệm “đặc sản” tại các quốc gia Châu Á

Trên thực tế, dịch vụ cho thuê trang phục bản xứ tại các châu lục khác kém phát triển và phổ biến hơn nếu so với các quốc gia châu Á, do thiếu chiến lược mạnh mẽ và tổ chức bài bản để phát triển dịch vụ này.

Ở châu Á, trang phục truyền thống thường xuyên được sử dụng trong các lễ hội, sự kiện văn hóa, những dịp đặc biệt (như đám cưới, chụp hình kỷ yếu…) và ngay cả trong cuộc sống thường nhật. Không khó để bắt gặp hình ảnh khách du lịch hay người dân địa phương diện trang phục bản xứ đi lại trên đường phố Nhật Bản, Thái Lan hay Việt Nam. Trong khi đó, tại các châu lục khác, trang phục truyền thống thường chỉ được mặc ở những sự kiện quan trọng như lễ lạt, ngày hội hóa trang hay tiệc cưới.

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 2
Ảnh: George Liopetas.
Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 3
Ảnh: Nga Phan.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia nổi bật trong việc áp dụng các chiến lược quảng bá văn hóa hiệu quả thông qua các sự kiện lễ hội, âm nhạc và phim ảnh, khiến trang phục truyền thống của họ trở thành biểu tượng mạnh mẽ trong văn hóa đại chúng. Đi cùng với đó là tính thẩm mỹ cao của những bộ trang phục đã kích thích sâu sắc mong muốn trải nghiệm của du khách, tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển. Vô số cửa hàng cho thuê trang phục đã được mở quanh các danh thắng nổi tiếng, đặc biệt là gần những khu phố, đền chùa mang kiến trúc cổ kính.

Chị Hương Lê, chủ tiệm cho thuê trang phục “Nanami Kimono Rental” tọa lạc gần khu phố cổ Asakusa, Tokyo cho biết: “Có rất nhiều khách du lịch khi tới Nhật có mong muốn được một lần thử khoác lên mình bộ kimono truyền thống, đi dạo ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm tại một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng là đền Sensoji, khu vực Asakusa. Đây là lý do mình chọn đặt tiệm tại đây, cửa hàng nằm ngay mặt tiền ở góc ngã tư sầm uất nơi bất cứ khách qua lại nào cũng có thể dễ dàng nhận ra. Bước xuống dưới chân tiệm, sau khi khoác lên mình bộ kimono là khách du lịch có thể được tận hưởng không khí truyền thống của một nước Nhật xưa ngay trong lòng Tokyo hiện đại.”

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 4
Ảnh: Xuân Giao.
Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 5

Ảnh: George Liopetas.

Khi đã mặc đồ và “sắm vai” người bản địa, du khách chắc chắn sẽ muốn ghi lại những khoảnh khắc tại các địa điểm mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Ở Tokyo, bạn có thể mặc kimono và thưởng thức trà đạo, trong khi ở Seoul, bạn có thể mặc hanbok chụp hình tại những cung điện hay làng cổ, đi dọc những dãy phố có kiến trúc cổ kính và thưởng thức những món ăn đường phố.

Những đại sứ văn hóa

Theo chị Hương, Kimono là một loại hình kinh doanh đặc thù mà chất lượng dịch vụ liên quan mật thiết tới trình độ của nhân viên. Để có thể mặc được một bộ kimono cầu kỳ đúng chuẩn, nhân viên phải được đào tạo kỹ lưỡng bởi các giáo viên tốt nghiệp từ các học viện kimono của Nhật: “Bản thân mình cũng phải học tập tại học viện chuyên về kimono để có những cái nhìn sâu sắc và kỹ năng chuyên nghiệp phục vụ khách hàng.”

Việc một người Việt tham gia vào cuộc cạnh tranh với các cửa tiệm cho thuê kimono ngay tại quê hương của trang phục này đòi hỏi Hương đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo kiến thức chuyên môn và văn hóa cho nhân viên:

Tiệm không chỉ dừng lại ở việc hướng tới đối tượng chỉ là khách hàng Việt Nam mà còn mong muốn phục vụ được cả các khách hàng từ nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau kể cả các khách hàng Nhật. Bởi vậy, việc đào tạo nhân viên và chất lượng nhân viên, chất lượng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ của nhân viên cũng phải đòi hỏi ở một mức độ cao và chặt chẽ hơn.”

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 6
Ảnh: George Liopetas.

Trong khi đó, phong trào hồi sinh Việt cổ phục ở nước ta cũng đang diễn ra vô cùng sôi động. Nhiều nhà lịch sử, nhà sưu tầm, nghệ nhân, nhà mốt và giới nghệ sĩ Việt cùng chung tay đưa những tinh hoa trang phục từ thời trước đến gần với công chúng hơn. Trải nghiệm trang phục địa phương ở Việt Nam giờ không còn mỗi lựa chọn áo dài, mà còn có cả Nhật Bình, áo tấc… Nắm bắt được dòng chảy này, năm 2021, chị Vân Phạm đã quyết định mở tiệm “Việt phục Hội An”, cửa hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ cho thuê Việt phục có đầu tư chỉn chu tại Hội An, gồm Nhật Bình, ngũ thân tay thụng và tay chẽn, áo dài dành cho cả người lớn và trẻ em:

“Chúng mình mong muốn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước yêu mến Việt Phục nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời khi tới phố cổ Hội An. Khi bạn tới với Việt phục Hội An, chúng mình cũng sẽ chia sẻ về nguồn gốc, chất liệu, kỹ thuật may thủ công tinh xảo và cách mặc trang phục sao cho đúng.”

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 7

Ảnh: Việt Phục Hội An.

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 8

Ảnh: Việt Phục Hội An.

Bên cạnh đó, nhân viên của Việt phục Hội An cũng sẽ giới thiệu với du khách về những địa điểm văn hóa, lịch sử tại phố cổ Hội An nên đến để có thể trải nghiệm được văn hóa như người bản địa tốt nhất và có được những tấm hình đẹp nhất.

Chính sách miễn vé vào cửa cho du khách mặc trang phục bản xứ

Một số quốc gia có thực thi chính sách ưu đãi hoặc miễn phí vé vào cửa cho du khách mặc trang phục bản xứ tại những di tích, cung điện, điểm tham quan nhất định như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ. Những chính sách này thường nhằm khuyến khích du khách trải nghiệm văn hóa địa phương và làm phong phú thêm không gian du lịch. Những bức ảnh du khách trong trang phục truyền thống sẽ lan tỏa trên mạng xã hội và khuyến khích nhiều người khác đến thăm. Sự gia tăng này lại thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ ăn uống, lưu trú và mua sắm tại địa phương, từ đó tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp nhỏ và người dân.

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 9
Ảnh: Lương Hebi.
Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 10
Ảnh: Hani Tran.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có chính sách chính thức miễn phí vé vào cửa cho người mặc Việt phục tại các điểm du lịch. Tuy nhiên, một số địa phương hoặc sự kiện văn hóa có thể có những chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi đặc biệt để khuyến khích du khách mặc trang phục truyền thống, như chương trình miễn phí vé cho nữ du du khách mặc áo dài vào ngày 8/3 đến tham quan Quần thế di tích Huế. Dù vậy, những việc này vẫn đang ở mức độ tự phát và chưa được triển khai rộng rãi.

Từ Việt phục đến Kimono: Quảng bá du lịch qua trải nghiệm trang phục địa phương ảnh 11

Ảnh: Việt Phục Hội An.

Khuyến khích du khách mặc trang phục truyền thống không chỉ mang lại vẻ đẹp sinh động cho các khu du lịch mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng. Những hoạt động này tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp địa phương, đồng thời nâng cao ý thức về giá trị di sản văn hóa, giúp xây dựng một tương lai bền vững cho du lịch và cộng đồng. Việc này thực sự là một chiến lược win-win (các bên cùng có lợi), mang lại lợi ích cho cả du khách và địa phương, tạo nên một môi trường du lịch phong phú và hấp dẫn./.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.