Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vừa đẹp mắt, nổi bật lại thu hút ánh nhìn, những bộ Việt cổ phục (ngũ thân tay chẽn, ngũ thân tay thụng...) hay những trang phục có họa tiết chăn con công tiếp tục "chiếm sóng" trên mọi hành trình, chứ không chỉ còn giới hạn trong những bộ ảnh Tết, ảnh kỷ yếu, lưu niệm.
Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 1

Ảnh: Cộng cafe

Họa tiết chăn con công không bao giờ lỗi mốt

Ở Việt Nam, “chăn con công” là những biểu tượng mang đậm dấu ấn thời gian, đặc biệt gây liên tưởng đến thời kỳ bao cấp. Ở thời kỳ bốn mươi năm về trước, “chăn con công” là tài sản quý với người dân miền Bắc. Với những hình ảnh tinh xảo của hoa và chim, cùng gam màu đặc trưng ấn tượng (đỏ, xanh lá cây, xanh da trời và đen), những chiếc “chăn con công” tạo nên hình ảnh về sự ấm áp, vui tươi và ngập tràn không khí lễ hội, như hân hoan chờ đón những ngày xuân sum họp.

Theo thời gian, vải chăn con công được ứng dụng nhiều hơn trong đời sống, từ rèm cửa, bọc ghế, đến áo dài, khăn đội… Một số chuỗi cà phê ở Hà Nội cũng đã ứng dụng hoạt tiết này để tạo cảm giác hoài cổ độc đáo. Nhiều năm gần đây, ta có thể thấy họa tiết “chăn con công” đã ứng dụng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực thời trang, dần mang hơi thở của thời đại và bước ra đường.

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 2

Ảnh chụp tháng 12/2023, thành phố New York.

Điều đặc biệt là, khi diện lên mình một món đồ chăn con công, bạn sẽ trở nên độc đáo nhưng lại không hề sợ “bị đụng hàng”. Thậm chí hai trang phục chăn con công đứng cạnh nhau càng tôn lên vẻ đẹp chung và thu hút ánh nhìn gấp bội.

Dần dà, họa tiết "chăn con công" cũng đã chiếm được cảm tình của cả dân "ưa xê dịch", những "đại sứ" đắc lực quảng bá họa tiết hoài cổ này đi muôn nơi, từ đỉnh núi cao đến Tokyo náo nhiệt hay New York xa xôi.

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 3
Nhóm bạn diện "chăn con công" chinh phục đỉnh núi gần 3.000 mét. Ảnh: Vietnamnet.
Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 4

Gia đình nhỏ trong trang phục "chăn con công". Ảnh: G.Cao

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 5

Năm 2023, những chiếc clip tiktok triệu view về hành trình mang trang phục "chăn con công" sải bước đầy tự tin vòng quanh thời giới, từ châu Á đến châu Âu của một chàng trai Trung Quốc cũng góp phần làm nóng lại xu hướng thời trang này. Trong đó, phải kể đến cuộc gặp gỡ giữa anh và tiktoker người Việt Harry Nista (tên thật Nguyễn Anh Tú, SN 2000, Phú Yên).

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 6

Ảnh: G.Cao

Theo đà phát triển hiện tại, có vẻ "chăn con công" sẽ trở thành một xu hướng bền bỉ và không bao giờ lỗi mốt.

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 7

Họa tiết chăn con công tại Trung Quốc. Ảnh: G.Cao

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 8

Họa tiết chăn con công cũng được nhiều tín đồ thời trang yêu thích. Ảnh: Kan Ryukai

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 9

Ảnh: G.Cao

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 10

Ảnh chụp tháng 12/2023, thành phố New York.

"Sự nghiệp" hồi sinh Việt cổ phục vẫn đang trên đà tiếp diễn

Phong trào hồi sinh Việt cổ phục vẫn đang diễn ra vô cùng sôi động cả trong và ngoài nước. Vô số công trình nghiên cứu về lịch sử văn hóa, truyền thông được đẩy mạnh và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước đang đưa nền văn hóa truyền thống dân tộc đến thời kì phục hưng, đáng chú ý nhất là mảng Việt cổ phục. Nhiều nhà lịch sử, nhà sưu tầm, nghệ nhân và nhà mốt cùng chung tay đưa những tinh hoa trang phục từ thời ông bà ta đến gần với công chúng hơn.

Thật đáng mừng, sân chơi này đã có sự tham gia đầy nhiệt thành và đông đảo của giới trẻ. Trong hai năm, những cuộc diễu hành Việt cổ phục với thương hiệu "Bách Hoa Bộ hành" đã phát triển lên một tầm cao mới. Từ quy mô tự phát ban đầu, phiên bản diễu hành năm 2023 đã được chính thức đưa vào khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023. Sự kiện cũng đã nhận được sự hưởng ứng vô cùng nồng nhiệt của đông đảo công chúng quan tâm văn hoá y phục nói riêng và du khách tham quan nói chung.

Đây không còn là cuộc dạo chơi của người trẻ, mà còn có sự tham gia của TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và ThS Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình Làng Việt mặc áo tấc truyền thống cùng tham gia.

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 11
Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 12

Còn sân chơi thế giới, các du học sinh cũng như những bạn trẻ ưa xê dịch cũng bắt đầu chọn lựa những trang phục áo tấc đơn giản, không quá kén dáng người hay đòi hỏi nhiều quy tắc mặc rắc rối, trên hành trình chinh phục những miền đất mới.

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 13

Ngũ thân tay chẽn tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kondou

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 14

Ngũ thân tay chẽn tại Châu Âu. Ảnh: Hải My.

Không chỉ mặc tại những ngày Lễ Tết hay buổi tốt nghiệp, chụp những bộ ảnh ở Đền Chùa hay những bối cảnh mang màu sắc linh thiêng, người Việt trẻ còn linh hoạt ứng dụng Việt cổ phục vào những buổi học trên giảng đường, hay khi đi du lịch, dạo phố.

Sự yêu mến không có giới hạn nào của các bạn trẻ đã góp phần lớn đưa những cổ trở nên gần gũi với xã hội hiện đại hơn bao giờ hết.

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 15

Ảnh: Huyền Lê

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 16

Ảnh: Hải My

Việt cổ phục và họa tiết "chăn con công" ngày càng được người trẻ ưa chuộng ảnh 17

Ảnh: Hải My

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?