Tuyên án trùm đa cấp Lê Xuân Giang

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Chủ tịch Liên Kết Việt Lê Xuân Giang bị cáo buộc là chủ mưu vụ lừa đảo hơn 6.000 bị hại, chiếm đoạt trên 1.100 tỷ đồng.

Nguồn tin của Zing.vn cho biết, chiều 25/12, TAND Hà Nội đưa ra phán quyết đối đối với Lê Xuân Giang (Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt) và 6 bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong phần luận tội trước đó, VKSND đề nghị phạt bị cáo Giang tù chung thân. Với vai trò đồng phạm, Lê Văn Tú (Tổng giám đốc Liên Kết Việt) bị đề nghị 19-20 năm tù. Còn Nguyễn Thị Thủy (phó tổng giám đốc công ty này) bị viện kiểm sát đề nghị mức án 17-19 năm tù.

Nhóm nhân viên phát triển thị trường của Liên Kết Việt gồm Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Nguyễn Xuân Trường và Vũ Thị Hồng Dung bị đề nghị 12-16 năm tù.

Tuyên án trùm đa cấp Lê Xuân Giang ảnh 1
Lê Xuân Giang và 6 đồng phạm. - Ảnh: Zing.vn

Trong bản luận tội, VKS xác định, bị cáo Lê Xuân Giang là người bỏ 100% vốn thành lập Công ty BQP.

Từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015, Lê Xuân Giang và các bị cáo lợi dụng việc Công ty Liên Kết Việt được cấp giấy phép kinh doanh hàng đa cấp với hàng hóa do Công ty BQP sản xuất, dùng thủ đoạn gian dối, cung cấp thông tin sai lệch, khiến nhà đầu tư nghĩ Liên Kết Việt là công ty con của Công ty BQP thuộc Bộ Quốc phòng.

Sau đó, bị cáo Giang nhờ nhà sư ở TP.HCM làm giả bằng khen của Thủ tướng và triển khai loạt chương trình, đưa ra những khoản khuyến mại lớn như, nộp 7 triệu đồng sẽ được thưởng hơn 400 triệu đồng; nhà đầu tư vận động được nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp sẽ được thưởng ô tô trị giá 1 tỉ đồng, hoặc căn nhà trị giá 1,8 tỉ đồng.

Tính đến tháng 11/2015, Giang và đồng phạm đã lôi kéo hơn 68.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành; thu của họ tổng số tiền gần 2.100 tỉ đồng.

Sau khi trừ chi phí thực tế hết khoảng một nửa khoản tiền thu được, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền hơn 1.100 tỉ đồng.

Theo đại diện VKS, trong vụ án, Lê Xuân Giang giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu khi chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện toàn bộ hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền của các bị hại.

Các bị cáo Lê Văn Tú và Nguyễn Thị Thủy là những người giúp sức, tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo theo chỉ đạo của Lê Xuân Giang.

4 bị cáo còn lại có vai trò trực tiếp thực hiện lôi kéo bị hại tham gia mô hình đa cấp.

Về trách nhiệm dân sự, VKS căn cứ hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, đề nghị tòa tuyên bị cáo Lê Xuân Giang phải bồi thường trên 800 tỉ đồng cho hơn 6.000 bị hại; Nguyễn Thị Thủy và 5 bị cáo còn lại phải nộp lại tổng số tiền hơn 132 tỉ đã chiếm hưởng bất hợp pháp do hành vi lừa đảo, theo báo Thanh Niên.

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.