Nguyễn Thị Bích Ngọc giáo viên của mầm non tư thục Cây Sồi tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã mất việc gần 1 năm. Hiện Thu ở quê “ăn bám” bố mẹ. Do được đào tạo chuyên về nuôi dạy trẻ nên khi trường học phải đóng cửa, Thu cũng thể tìm được công việc khác thay thế nên đành ở nhà chờ đợi và hy vọng.
Đây là quãng thời gian đặc biệt khó khăn với một giáo viên trẻ như Thu. Trong lúc chờ đợi, Thu ở nhà giúp bố mẹ một số công việc đồng áng và hạn chế mọi hoạt động gặp gỡ bạn bè, vui chơi vì không có tiền.
Nhưng Thu vẫn khá may mắn vì đang độc thân, chưa có gia đình, con cái nên áp lực kinh tế không quá nặng nề. Nhiều đồng nghiệp của Thu đang khốn khổ vì vừa mất việc, vừa phải ở nhà trông con suốt nhiều tháng. Do làm việc cho trường tư thục nên khi họ nghỉ việc đồng nghĩa với không có bất cứ khoản hỗ trợ nào từ phía nhà trường.
Về phía nhà trường, các chủ trường cũng đang ở tình cảnh bi đát không kém khi họ chưa biết tới bao giờ mới có thể được đón học sinh quay trở lại.
Những ngày gần đây, khi tình hình dịch Covid -19 tiếp tục bùng phát mạnh ở Hà Nội cũng như các tỉnh thành phía bắc thì hầu hết các giáo viên mầm non, các chủ trường đều xác định sẽ phải nghỉ việc, đóng cửa dài ngày nữa.
Không có nguồn thu, nhưng vẫn phải có tiền để chi trả cho các khoản đã vay mượn để xây dựng trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy học, không ít chủ trường mầm non buộc phải sang nhượng trường hoặc sang nhượng cổ phần trường giữa mùa dịch Covid-19.
Từ khi dịch Covid -19 bùng phát, những thông tin bán trường mầm non ngày càng nhiều |
Có thể nói, Covid -19 đã “ép” hàng ngàn giáo viên, hàng trăm cơ sở giáo dục mầm non trên khắp cả nước lâm vào tình thế tuyệt vọng.
Trước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, Hiệp hội giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam đã phải tổ chức chiến dịch 1000+1 để kêu gọi trợ giúp các giáo viên mầm mon mất việc. Ban tổ chức đã kêu gọi những khoản đóng góp nhỏ nhất, từ 10.000đ để gom góp, gửi tới các giáo viên trong hiệp hội.
Trong khoảng thời gian ngắn, Chiến dịch 1000+1 kêu gọi được gần năm mươi triệu từ các nhà hảo tâm trên khắp cả nước. Số tiền này đem san sẻ cho các giáo viên đang khó khăn nhất, mỗi người được hơn một triệu. Khoản tiền dù không nhiều nhưng cũng mang những ý nghĩa động viên rất lớn, để hy vọng các cô giáo mầm non vững tâm hơn, chờ ngày đại dịch kết thúc.
Mới đây, cũng vì quá khó khăn, gần 100 trường mầm non tư thục ở TP.HCM với hơn 200 cơ sở đã có thư (thư ký tên điện tử) kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đồng thời gửi UBND, Sở GD-ĐT TP.HCM…
Họ kêu gọi Chính phủ có các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tư thục mầm non trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh kéo dài.
Trong thư kiến nghị, các trường mầm non đề xuất nhiều chính sách mong muốn được hỗ trợ. Cụ thể, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành giáo dục mầm non tư thục gồm nhiều điểm như: tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục đáp ứng đủ Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học của sở được sớm hoạt động trở lại…
Còn đối với cán bộ, nhân viên giáo viên ngành mầm non tư thục, các trường kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ ưu tiên chích vắc xin phòng Covid-19 cho giáo viên, cán bộ và nhân viên từ địa phương khác quay trở lại TP.HCM làm việc. Đề xuất Chính phủ có gói hỗ trợ riêng dành cho giáo viên và công nhân viên làm việc trong ngành giáo dục.
Hiện thư kiến trực tuyến của các trường mầm non tư thục có 283 chữ ký của chủ trường và giáo viên.