Tỷ lệ lao động của Việt Nam cao nhất tại Đông Nam Á

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức 76,8%, độ tuổi từ 25-49 tuổi tham gia vào lực lượng lao động rất cao từ 95,2%-96,7%.
Tỷ lệ lao động của Việt Nam cao nhất tại Đông Nam Á

Cụ thể, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở phụ nữ là 76,8% cũng là tỷ lệ khá cao có thể bị hiểu nhầm là một chỉ báo về mức độ bất bình đẳng giới tương đối thấp trong tham gia lực lượng lao động khi tỷ lệ này ở nam giới cũng chỉ ở mức 81,9%.

Trong các vùng kinh tế, sự chênh lệch giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2019 ở nam và nữ cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 66,1%, nam là 83,8% (chênh lệch 17,7 điểm phần trăm).

Tiếp đến là Đông Nam Bộ có tỷ lên tương ứng là 64,2% và 79,1% (chênh lệch 14,9 điểm phần trăm), vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung có 75,2% và 83,3% (chênh lệch 8,1 điểm phần trăm).

Tại Tây Nguyên 80,3% và 87,7% (chênh lệch 7,4 điểm phần trăm), Đồng bằng Sông Hồng 70,8% và 76,8% (chênh lệch 6 điểm phần trăm), Trung du và miền núi phía Bắc có mức chênh lệch thấp nhất cả nước là 3,5 điểm phần trăm khi các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 84,5% và 88%.

Quy mô lao động có việc làm trong nền kinh tế cũng liên tiếp tăng theo thời gian, từ 53,7 triệu người năm 2017 lên 54,6 triệu người năm 2019, trong đó lao động nam tăng từ 27,9 triệu người lên gần 28,8 triệu người và lao động nữ tăng từ 25,8 triệu người lên 25,9 triệu người.

Chuyển dịch cơ cấu lao động tiếp tục theo xu hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nếu xem xét riêng 2 nhóm của việc làm dễ bị tổn thương (lao động tự làm và lao động gia đình), có thể nhận thấy rằng lao động tự làm ở nam giới và nữ giới của Việt Nam là tương đương nhau. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ trở thành lao động gia đình cao hơn gấp đôi so với nam giới.

Năm 2019, 2/3 lao động gia đình ở Việt Nam là phụ nữ (5 triệu lao động gia đình là nữ). Họ chiếm gần 1/4 việc làm của phụ nữ nông thôn (17,6 triệu lao động nữ nông thôn), so với chỉ 2,7 triệu lao động gia đình là nam giới, chiếm 13% của tổng số việc làm của nam giới ở nông thôn (19,5 triệu).

Số liệu về vị thế việc làm cho thấy những bất lợi đáng kể của phụ nữ khi tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận và làm công việc ổn định thấp hơn nam giới. Xem xét số liệu về cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo vị thế làm việc cho thấy chỉ 43% phụ nữ có việc làm là lao động làm công ăn lương, so với 51,4% nam giới có việc làm.

Trong khi lao động gia đình không được trả công ở nam giới là 9,2%, con số này ở nữ giới cao gấp hơn 2 lần, 19,4% trong năm 2019. Tỷ lệ nữ làm công ăn lương tăng từ 37,9% trong năm 2017 lên 43% trong năm 2019, số liệu này cho thấy tính khả thi của mục tiêu đề ra tại chỉ tiêu 1, mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 đề ra “tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030”.

Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đề ra “Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030”. Hiện tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm đến 35,9% ở nữ giới và 33,2% ở nam giới trong năm 2019.

Nguồn lao động dồi dào và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhưng chỉ hơn 1/5 số lao động có việc làm đã qua đào tạo (22,6% năm 2019) và có sự khác biệt rõ rệ giữa nam giới và nữ giới khi cứ 4 lao động nam có việc làm thì có 1 người đã qua đào tạo (tỷ lệ 25%), ở nữ giới thì cứ 5 lao động có việc làm thì mới có 1 người đã qua đào tạo (tỷ lệ 20%). Tỷ lệ này đặc biệt thấp với lao động nữ thuộc khu vực nông thôn (chỉ đạt 12,3% năm 2019) chỉ bằng gần 1/3 tỷ lệ của khu vực thành thị (36,3%).

Nhằm thúc đẩy việc thực hiện được Chỉ tiêu 2 mục tiêu 2 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đề ra “Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030”, các nguồn lực dành cho đào tạo, dạy nghề vẫn cần được ưu tiên nhiều hơn cho khu vực nông thôn, đặc biệt là nữ tại khu vực nông thôn.

Theo vùng kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lao động nữ đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất là 11,9%, tiếp đến là Tây Nguyên 13,6%, Trung du và miền núi phía Bắc 15,9%, Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung là 18,4%, Đông Nam Bộ 25,1% và cao nhất là Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ 27,8%.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.