Lễ hội Nữ tướng Lê Chân sẽ diễn ra trong 3 ngày

(Ngày Nay) - Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2019 sẽ được tổ chức trong vòng 3 ngày từ 12-14/3 tại Quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng.
Tượng đài Nữ tướng Lê Chân - Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Tượng đài Nữ tướng Lê Chân - Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Năm nay, Lễ hội được tổ chức tại quần thể khu di tích Nữ tướng Lê Chân, với nhiều nghi lễ truyền thống và các hoạt động văn hóa – văn nghệ đặc sắc, như: Lễ dâng hương, cáo yết, lễ rước bộ, lễ tạ, hoạt động chợ quê, cờ người và các trò chơi dân gian, chương trình Duyên dáng Lê Chân, giải chạy tập thể Olympic vì sức khỏe toàn dân, biểu diễn võ dân tộc… Trong đó, chương trình Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân 2019 sẽ diễn ra vào tối 13/3 tại Quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân.

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân sẽ diễn ra trong 3 ngày ảnh 1

Quận Lê Chân triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội năm 2019 - Ảnh: Haiphong.gov

Chương trình hoạt động chính của lễ hội diễn ra trong 3 ngày:

- Ngày 12/3/2019 (tức ngày 7 tháng 2 năm Kỷ Hợi), lễ hội sẽ diễn ra với các hoạt động: Lễ dâng hương, Lễ Cáo Yết (tại đền Nghè và đình An Biên); khai mạc Chợ quê; chương trình Văn nghệ dân gian và Duyên dáng Lê Chân (tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân).

- Ngày 13/3/2019 (tức ngày 8 tháng 2 năm Kỷ Hợi), lễ hội sẽ tổ chức các hoạt động dâng hương, tế, lễ rước truyền thống. Khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân sẽ được tổ chức vào 20h00’ cùng ngày, tại Quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân.

- Ngày 14/3/2019 (tức ngày 9 tháng 2 năm Kỷ Hợi): là các hoạt động truyền thống như biểu diễn Võ dân tộc, chương trình cờ người và các trò chơi dân gian, Lễ tạ…

Cũng trong dịp này, trên địa bàn quận Lê Chân sẽ diễn ra các hoạt động kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ, các hoạt động kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được thành phố Hải Phòng phục dựng năm 2011 và được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức của Nữ tướng Lê Chân – người có công khai hoang, lập ấp dựng trang An Biên xưa – thành phố Hải Phòng ngày nay; bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc đến các thế hệ người dân. Ông Phạm Tiến Du, Chủ tịch UBND quận Lê Chân cho biết, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm nay, ngoài các hoạt động truyền thống còn có nhiều điểm mới, điểm nhấn, nhằm thu hút người dân và du khách.

Hoãn xử vụ nam sinh lớp 8 bị gây thương tích làm chết não ở Long Biên, Hà Nội
Hoãn xử vụ nam sinh lớp 8 bị gây thương tích làm chết não ở Long Biên, Hà Nội
(Ngày Nay) - Sáng 19/11, Tòa án nhân dân quận Long Biên (Hà Nội) đưa ra xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” đối với cháu N.H.Đ (học sinh lớp 8, ở quận Long Biên) khiến cháu bị chết não dẫn tới tử vong. Bị cáo trong vụ án là Trương Văn Minh (sinh ngày 28/11/2008, khi phạm tội là 15 tuổi 3 tháng 19 ngày tuổi, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên) bị Viện Kiểm sát nhân dân quận truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
(Ngày Nay) - Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đến trường không chỉ để học
Đến trường không chỉ để học
(Ngày Nay) - Cùng với chương trình giáo dục phổ thông, rất nhiều trường học đang chú trọng phát triển các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần và kỹ năng mềm cho học sinh.
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.