Những năm cuối thế kỷ XX, Tuồng hưng thịnh. Cả nước có trên dưới 20 đoàn Tuồng tự tồn tại bằng doanh thu hoặc do Nhà nước nuôi dưỡng. Tuồng chuyên, không chuyên luôn gắn kết như hình với bóng, tạo ra phong trào hâm mộ , nuôi dưỡng Tuồng trong quần chúng. |
Hiện nay Nhà hát Tuồng Việt Nam có 92 nghệ sỹ đang hoạt động và 29 nghệ sỹ trẻ vừa được ký nhận hợp đồng. |
Tuồng mang tính ước lệ, tượng trưng cao. Mỗi nhân vật trong vở Tuồng đều mang tính cách điển hình, nhất quán từ khi bắt đầu cho đến cuối vở diễn. Người xem có kinh nghiệm chỉ cần nhìn cách vẽ mặt, biểu cảm và ánh mắt là biết nhân vật ấy là tốt hay xấu. |
Lớp nghệ sỹ trẻ là các sinh viên sau khi được đào tạo 4 năm từ khoa Kịch hát dân tộc trường Đại học Sân khấu Điện ảnh sẽ được Nhà hát Tuồng nhận về làm việc. Trước khi được nhận về làm việc, mỗi diễn viên trẻ phải hoàn thành vai diễn tốt nghiệp của mình cho các NSND, NSƯT trực tiếp chấm điểm. |
Giống như những môn nghệ thuật truyền thống khác như Chèo, Cải Lương, .. Tuồng cũng đang đứng trước nỗi lo về việc khán giản đã không còn quan tâm nhiều đến bộ môn nghệ thuật này. Có nhiều buổi diễn khán giả đến xem chỉ đến trên đầu ngón tay, đây cũng là điều làm những nghệ sĩ tuồng cảm thấy chạnh lòng. |
Những năm gần đây, Tuồng bắt đầu được đầu tư và phát triển trở lại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện cho Nhà hát Tuồng Việt Nam phục dựng lại những vở tuồng cổ. Thêm vào đó là sự cố gắng không ngừng của lớp nghệ sĩ trẻ và sự gắn bó tận tâm của những “cây đại thụ” trong làng tuồng Việt Nam. |
Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ của mình, NSƯT Lê Hải Vân chia sẻ: “Có lần lưu diễn anh em chúng tôi phải diễn ba ngày liên tiếp để hoàn thiện một vở, mệt thấm người nhưng đoàn diễn ai cũng vui vẻ”. |