WHO báo động tình trạng sử dụng rượu và thuốc lá điện tử trong thiếu niên

0:00 / 0:00
0:00
Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu ngày 24/4 công bố báo cáo cho thấy một “bức tranh đáng lo ngại” về việc sử dụng chất gây nghiện trong thiếu niên.
WHO báo động tình trạng sử dụng rượu và thuốc lá điện tử trong thiếu niên

Báo cáo "Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học" được thực hiện 4 năm/lần. Năm nay báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo sát đối với 280.000 thanh niên trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, với kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử phổ biến ở thiếu niên hiện nay là “đáng báo động”.

WHO nêu rõ các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện chấn động nêu trên do hậu quả về lâu dài của những xu hướng này này là rất lớn.

Theo báo cáo, 57% số thiếu niên 15 tuổi được hỏi thừa nhận đã uống rượu ít nhất 1 lần. Ngoài ra, 9% thiếu niên cho biết đã từng say xỉn ít nhất 2 lần.

Có 56% số các em gái được hỏi cho biết từng uống rượu, trong khi tỉ lệ này ở các em trai là 56%. WHO lưu ý rằng việc uống rượu nói chung đã giảm ở các nam thiếu niên, trong khi lại tăng lên ở các nữ thiếu niên. Có tới 38% số các em gái được hỏi thừa nhận rằng mình đã say rượu ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ này ở các nam thiếu niên là 36%.

Báo cáo của WHO nhấn mạnh: “Những phát hiện này nêu bật tình trạng rượu sẵn có và phổ biến, qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết về các biện pháp chính sách tốt hơn để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác hại do rượu gây ra”.

Theo WHO khu vực châu Âu – chịu trách nhiệm quản lý vấn đề y tế tại 53 quốc gia châu Âu, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á, tỷ lệ trẻ em uống rượu tăng từ 5% ở độ tuổi 13 lên 20% ở độ tuổi 15, "chứng tỏ xu hướng lạm dụng rượu trong giới trẻ ngày càng gia tăng".

Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử (thường được gọi là "vape") ngày càng tăng trong thiếu niên.

Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2022 có 13% số trẻ em từ 11-15 tuổi đã hút thuốc, ít hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó. Khoảng 32% thiếu niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút 1 lần trong 30 ngày qua.

Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Việc sử dụng các chất có hại rộng rãi ở trẻ em tại nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Âu và cả tại các khu vực khác nữa đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. Ông đề xuất các chính phủ cần tăng thuế đối với rượu và thuốc lá điện tử, hạn chế lưu hành và quảng cáo về những sản phẩm này trên thị trường, đồng thời ban hành lệnh cấm các chất tạo hương liệu.

Theo WHO: “Việc một người tham gia các hành vi có nguy cơ cao khi còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hình thành hành vi của họ ở giai đoạn trưởng thành, trong đó việc sử dụng chất kích thích khi còn nhỏ sẽ gây nguy cơ nghiện cao hơn ở thời điểm sau đó. Bản thân họ, cũng như cả xã hội sẽ phải trả giá đắt cho những hậu quả này".

Báo cáo "Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học" được thực hiện 4 năm/lần. Năm nay báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo sát đối với 280.000 thanh niên trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, với kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử phổ biến ở thiếu niên hiện nay là “đáng báo động”. WHO nêu rõ các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện chấn động nêu trên do hậu quả về lâu dài của những xu hướng này này là rất lớn. Theo báo cáo, 57% số thiếu niên 15 tuổi được hỏi thừa nhận đã uống rượu ít nhất 1 lần. Ngoài ra, 9% thiếu niên cho biết đã từng say xỉn ít nhất 2 lần. Có 56% số các em gái được hỏi cho biết từng uống rượu, trong khi tỉ lệ này ở các em trai là 56%. WHO lưu ý rằng việc uống rượu nói chung đã giảm ở các nam thiếu niên, trong khi lại tăng lên ở các nữ thiếu niên. Có tới 38% số các em gái được hỏi thừa nhận rằng mình đã say rượu ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ này ở các nam thiếu niên là 36%. Báo cáo của WHO nhấn mạnh: “Những phát hiện này nêu bật tình trạng rượu sẵn có và phổ biến, qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết về các biện pháp chính sách tốt hơn để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác hại do rượu gây ra”. Theo WHO khu vực châu Âu – chịu trách nhiệm quản lý vấn đề y tế tại 53 quốc gia châu Âu, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á, tỷ lệ trẻ em uống rượu tăng từ 5% ở độ tuổi 13 lên 20% ở độ tuổi 15, "chứng tỏ xu hướng lạm dụng rượu trong giới trẻ ngày càng gia tăng". Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử (thường được gọi là "vape") ngày càng tăng trong thiếu niên. Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2022 có 13% số trẻ em từ 11-15 tuổi đã hút thuốc, ít hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó. Khoảng 32% thiếu niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút 1 lần trong 30 ngày qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Việc sử dụng các chất có hại rộng rãi ở trẻ em tại nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Âu và cả tại các khu vực khác nữa đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. Ông đề xuất các chính phủ cần tăng thuế đối với rượu và thuốc lá điện tử, hạn chế lưu hành và quảng cáo về những sản phẩm này trên thị trường, đồng thời ban hành lệnh cấm các chất tạo hương liệu. Theo WHO: “Việc một người tham gia các hành vi có nguy cơ cao khi còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hình thành hành vi của họ ở giai đoạn trưởng thành, trong đó việc sử dụng chất kích thích khi còn nhỏ sẽ gây nguy cơ nghiện cao hơn ở thời điểm sau đó. Bản thân họ, cũng như cả xã hội sẽ phải trả giá đắt cho những hậu quả này".

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.