Mặc cho có vắc-xin hiệu quả cao và các phản ứng quốc tế nhanh chóng sau khi công bố dịch vào 11 tháng trước, đã có tổng cộng 1.700 người tử vong tại Congo.
Một chiến dịch tuyên truyền và tiêm phòng rộng lớn đã được tiến hành, với gần 75 triệu lần khám sàng lọc, đã khiến virus Ebola gần như hoàn toàn bị giới hạn ở hai tỉnh đông bắc Congo. Trước đó, Ủy ban khẩn cấp của các chuyên gia y tế quốc tế đã 3 lần từ chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Nhưng tháng này, một mục sư đã chết sau khi đi đến Goma - thành phố 2 triệu dân và là cửa ngõ đến các quốc gia khác trong khu vực. Hôm thứ Tư, WHO đã báo cáo một nữ ngư dân khác đã chết ở Congo sau với biểu hiện mắc Ebola tại một khu chợ ở Uganda, nơi có tầm 590 người đã được tiêm chủng.
Ủy ban lo ngại rằng một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, có những dấu hiệu đáng lo ngại về khả năng virus lan rộng.
Ủy ban quốc tế này đã chịu áp lực từ nhiều chuyên gia, những người cảm thấy quy mô của vụ dịch và những rủi ro khi không đưa ra tình trạng khẩn cấp.
Các trường hợp khẩn cấp quốc tế trước đây, được ban hành sau đại dịch SARS ở châu Á năm 2004, bao gồm dịch Ebola ở Tây Phi năm 2013-2016 đã giết chết hơn 11.300 người, đại dịch cúm năm 2009, bại liệt năm 2014 và virus Zika gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh trên khắp châu Mỹ Latinh.
Chủ tịch ủy ban WHO, Robert Steffen, đã coi việc chỉ định bùng phát là một trường hợp khẩn cấp khi cho biết đây vẫn là một vấn đề khu vực, chứ không phải là một mối đe dọa toàn cầu, và nhấn mạnh rằng không có quốc gia nào nên phản ứng với Ebola bằng cách đóng cửa biên giới hoặc hạn chế thương mại.
WHO đã cảnh báo rằng các quốc gia lân cận CHDC Congo như Rwanda, Nam Sudan, Burundi và Uganda có nguy cơ cao nhất, trong khi Cộng hòa Trung Phi, Angola, Tanzania, Cộng hòa Congo và Zambia xếp sau.
Đầu tuần này, WHO cho biết cần có hàng trăm triệu USD ngay lập tức để ngăn chặn sự bùng phát ngoài tầm kiểm soát của dịch bệnh này.