WHO chính thức công nhận ‘nghiện chơi game’ là bệnh tâm thần

[Ngày Nay] - Tổ chức Y tế Thế giới ngày 25/5 đã thông qua một bản sửa đổi đối với Phân loại thống kê quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan (ICD-11), và trong đó bao gồm  bệnh nghiện chơi game được đặt tên là “Gaming disorder”, liệt vào một dạng bệnh tâm thần, nằm chung với nghiện cờ bạc.
WHO chính thức công nhận ‘nghiện chơi game’ là bệnh tâm thần

Từ năm 2018, WHO đã đưa bệnh nghiện game vào bản dự thảo danh sách bệnh. Và cho đến nay, tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 72, bản dự thảo đã được thông qua chính thức. Bản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Phân loại quốc tế về bệnh là một hệ thống phân loại bệnh và rối loạn cho mục đích nghiên cứu dịch tễ học, quản lý chăm sóc sức khỏe và thanh toán, và điều trị lâm sàng. Nó có một chương dành riêng cho các rối loạn phát triển tâm thần, hành vi hoặc phát triển thần kinh, trong đó liệt kê các rối loạn chơi game.

Dấu hiệu nghiện game là “hành vi liên tục hoặc tái phát chơi game (game kỹ thuật số hoặc video game), có thể là online qua internet hoặc offline.” Những người này thường sẽ “chơi game không kiểm soát được, luôn tìm mọi cách để đặt ưu tiên chơi game lên hàng đầu, vượt quá so với các sở thích và hoạt động khác hàng ngày, tiếp tục và tăng cường chơi game bất chấp những hậu quả tiêu cực.”

Một tuyên bố chung từ các đại diện của ngành công nghiệp trò chơi video ở châu Âu và 7 quốc gia khác kêu gọi WHO kiểm tra lại quyết định đưa rối loạn chơi game vào ICD-11. Khi WHO hoàn tất văn bản ICD-11 từ năm ngoái, Hiệp hội phần mềm giải trí đã đẩy lùi việc đưa vào danh sách bệnh nghiện game, họ cho rằng đó là một cách thiếu thận trọng và đánh đồng các vấn đề sức khỏe tâm thần thực sự như trầm cảm và rối loạn lo âu xã hội.

Năm ngoái, các chuyên gia sức khỏe tâm thần chia sẻ với Polygon đã chỉ trích việc thêm bệnh nghiện gam vào danh sách là một hành động vội vàng. Có người còn cho rằng WHO bị áp lực bởi các quốc gia thành viên châu Á bởi Trung Quốc và Hàn Quốc nói riêng đã và đang chiến đấu với chứng nghiện chơi game ở cấp chính sách. WHO phủ nhận những áp lực chính trị không hề ảnh hưởng đến quyết định này.

ICD không phải là luật nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn trong cách các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và đề xuất điều trị hoặc can thiệp vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?