Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) ngày 30/1 xác nhận lục địa châu Âu đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 48,8 độ C trong năm 2021 và cảnh báo có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan mới.
Trong bối cảnh nắng nóng như thiêu như đốt và cháy rừng dữ dội đang diễn ra tại nhiều nước, bạn có thể nghe thấy những cảnh báo về nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng. Nhưng có điều bạn có thể không biết là hàng tỷ người trên thế giới đang hứng chịu nhiệt độ trung bình theo khu vực cao hơn ngưỡng 1,5 độ C – mục tiêu tham vọng được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để tránh những thiệt hại nghiêm trọng nhất do Trái Đất nóng lên.
Các chính phủ đang tập trung hơn vào việc ứng phó với những nguy cơ sức khỏe ngày càng tăng do ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu, trong đó hầu hết các quốc gia đã đề cập những nguy cơ bệnh tật từ sốt rét đến các bệnh về tim trong các kế hoạch khí hậu quốc gia.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 17/5 đã cảnh báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027 do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
(Ngày Nay) - Nhiệt độ bề mặt đại dương đang ở mức cao kỷ lục. Xu hướng nhiệt bắt đầu tăng vào giữa tháng 3 và tăng vọt trong tháng 4 đã khiến các nhà khoa học phải nhanh chóng đi tìm lý do đằng sau hiện tượng này.
Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) công bố ngày 9/5 cho thấy, trong 5 năm tới, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C do mức độ phát thải khí nhà kính cao kỷ lục.
(Ngày Nay) - Ngày 14/12, Tổ chức Khí tượng thế giới thuộc Liên hợp quốc (WMO) chính thức công nhận mức nhiệt 38 độ C đo được ở vùng Siberia băng giá của Nga năm ngoái là mức cao kỷ lục đối với Bắc Cực.