Cảnh báo nguy cơ từ AI trong năm bầu cử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn 2 tỷ người ở khoảng 50 quốc gia, chiếm hơn 60% GDP toàn cầu, sẽ tham gia các cuộc bầu cử quốc gia trong năm 2024. Đây là năm có nhiều cuộc bầu cử nhất từ trước đến nay.
Cảnh báo nguy cơ từ AI trong năm bầu cử

Một số cuộc bầu cử được dư luận quốc tế quan tâm theo dõi bởi kết quả bầu cử sẽ xác định những người có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế giới trong thế kỷ 21. Ngày 5/11/2024, hơn 160 triệu cử tri Mỹ dự kiến đi bỏ phiếu để bầu ra tổng thống mới của nước này.

Tổng thống đương nhiệm Joe Biden quyết định tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp, trong khi cựu Tổng thống Donald Trump hy vọng đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 sau nhiệm kỳ đầu từ năm 2017-2021.

Dư luận cũng sẽ theo dõi cuộc bầu cử tại Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố tái tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 17/3/2024 và nhận được sự ủng hộ của chính giới và dư luận trong nước. Nhiệm kỳ hiện tại của ông sẽ kết thúc vào ngày 7/5/2024.

Ấn Độ có kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 4 và 5/2024. Theo Viện chính sách Chatham House (Anh), đây sẽ là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất thế giới vào năm tới. Hơn 900 triệu người trong số 1,4 tỷ dân của quốc gia Nam Á đã đăng ký đi bầu cử. Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi hy vọng sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 trong cuộc bầu cử sắp tới.

Ngày 2/6/2024, gần 100 triệu cử tri Mexico cũng sẽ đến các điểm bỏ phiếu để bầu Tổng thống mới cho nhiệm kỳ 6 năm. Lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia Bắc Mỹ này, hai ứng cử viên hàng đầu (Claudia Sheinbaum Pardo và Xóchitl Gálvez) đều là nữ. Năm 2024, Mexico cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu hơn 20.000 quan chức, con số cao kỷ lục đối với nước này.

Hơn 400 triệu cử tri châu Âu sẽ bầu Nghị viện châu Âu (EP) nhiệm kỳ 5 năm tới trong cuộc bầu cử diễn ra từ ngày 6 đến 9/6/2024. Cuộc bầu cử tại 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ quyết định thành phần của nghị viện khoảng 700 ghế, có nhiệm vụ giám sát lập pháp châu Âu.

Cuộc bầu cử năm 2024 sẽ là cuộc bầu cử đầu tiên của EU không có các ứng cử viên của Anh do nước này đã rời EU năm 2020. Sự kiện này sẽ diễn ra trong bối cảnh có sự chia rẽ nội bộ về vấn đề di cư và Ukraine, ảnh hưởng ngày càng tăng của phe cực hữu ở châu Âu và các quy định chặt chẽ hơn về nội dung có hại và gây hiểu lầm trên mạng.

Trong khi đó, thời gian bầu cử Quốc hội ở Vương quốc Anh vẫn chưa được ấn định, nhưng sẽ phải được tổ chức trước tháng 1/2025 hoặc có thể diễn ra sớm nhất là vào tháng 12/2024. Cuộc thăm dò cho thấy đảng Bảo thủ cầm quyền, vốn là đảng cầm quyền chính ở Vương quốc Anh kể từ năm 2010, đang trên đà mất quyền lực vào tay Công đảng trong bối cảnh bất mãn gia tăng về cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và nhiều vấn đề khác.

Kết quả của những cuộc bầu cử, đặc biệt tại các nước lớn, sẽ xác định những người có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, góp phần tạo ra những thay đổi trong cục diện cũng như trật tự toàn cầu hiện nay. Những thay đổi chính phủ có thể thay đổi cán cân địa chính trị, ảnh hưởng đến xung đột Nga-Ukraine, xung đột ở Trung Đông, cũng như các quan hệ thương mại và kinh tế toàn cầu.

Tạp chí “The Economist” của Anh lưu ý rằng thế giới sẽ chứng kiến bầu cử diễn ra tại các quốc gia như Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,4 tỷ người, Mỹ (342 triệu người), Brazil (218 triệu người), Indonesia (280 triệu người), Pakistan (245 triệu người) và Nga (144 triệu người). Tất cả các cử tri sẽ trải nghiệm “cuộc bầu cử AI” đầu tiên của họ.

AI có thể giảm chi phí vận động tranh cử khổng lồ, đồng thời đóng vai trò là một lựa chọn hữu ích cho các chính trị gia mới ít được biết đến và những ứng cử viên có ý tưởng chính sách hay nhưng đang gặp khó khăn trong việc gặp gỡ cử tri vì thiếu vốn.

Tuy nhiên, AI có một số sai sót nguy hiểm. Điều đáng lo ngại nhất là thông tin sai lệch có thể được truyền tải qua các sản phẩm “deepfake” của các chính trị gia nổi tiếng. Deepfake là một video giả, bắt chước khuôn mặt và giọng nói của người thật. Vì thông tin sai lệch được truyền tải từ một “người” trong video giống chính trị gia thật nên chắc chắn sẽ có tác động lớn đến cử tri.

Đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Biden và người tiền nhiệm Trump hay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần trở thành nạn nhân của deepfake. Theo giới quan sát, nội dung do AI tạo ra có thể tác động đáng kể hơn rất nhiều đến các cuộc bầu cử so với mạng xã hội.

Trong một bài viết được đăng trên trang Axios của Mỹ, ông Tom Newhouse, Phó chủ tịch doanh nghiệp AI Convergence Media, nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2024 “sẽ là cuộc bầu cử AI”, gây rối hơn nhiều so với cái gọi là “bầu cử Facebook” năm 2008 và 2012.

Ông dự đoán “điều bất ngờ tháng 10” năm tới là từ AI. Hãng tin AP cũng dẫn lời những người tham gia cuộc thăm dò về bầu cử nói rằng các công cụ AI, có thể nhắm mục tiêu vi mô vào các đối tượng chính trị, tạo ra hàng loạt thông điệp có sức thuyết phục, cũng như các hình ảnh và video giả thực tế trong vài giây. Điều này sẽ làm tăng sự lan truyền thông tin sai lệch và gây hiểu lầm trong cuộc bầu cử năm tới.

Giới quan sát nhấn mạnh sự cần thiết phải có các khung pháp lý phù hợp để giảm nguy cơ AI ảnh hưởng trực tiếp đến các cuộc bầu cử. Hiện các công ty công nghệ thông tin lớn đã bắt đầu thử các phản ứng của riêng họ.

Kể từ tháng 11/2023 – một năm trước cuộc bầu cử Mỹ – Google đã yêu cầu YouTube và các bên khác hiển thị quảng cáo chính trị thông qua dịch vụ của họ phải chỉ rõ việc sử dụng AI để tạo hoặc tổng hợp hình ảnh/giọng nói ở một vị trí mà người dùng có thể nhìn thấy. Meta, công ty điều hành Facebook, cũng đang thực hiện việc dán nhãn bắt buộc tương tự đối với các quảng cáo chính trị sử dụng AI.

Các quốc gia đã có phản ứng khác nhau. Tại Mỹ, đạo luật được đưa ra trước Thượng viện Mỹ vào tháng 9/2023 cấm sử dụng AI không đúng cách trong quảng cáo chính trị. Các bang Texas và California của Mỹ cũng đã chuyển sang xây dựng luật cấm lưu hành các video deepfake liên quan đến bầu cử.

Tại EU, một dự thảo “Đạo luật AI” đã được Nghị viện châu Âu và các nước thành viên nhất trí vào ngày 9/12 bao gồm các nghĩa vụ rõ ràng phải áp dụng trong các trường hợp hệ thống AI “được phân loại là có rủi ro cao, xem xét tác động tiềm tàng đáng kể của chúng đối với nền dân chủ và quy định của pháp luật”.

Tại Hàn Quốc, một sửa đổi đối với Đạo luật bầu cử công chức cấm mọi hành vi sử dụng deepfake trong chiến dịch bầu cử trong khoảng thời gian 90 ngày trước ngày bầu cử đã được tiểu ban pháp luật của Ủy ban đặc biệt về cải cách chính trị của Quốc hội thông qua vào ngày 4/12.

Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.