Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Hội Nam y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đông đảo người dân và du khách thập phương.

Đền Bia tọa lạc tại thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nơi lưu giữ tấm bia khắc lời di nguyện thiêng liêng của Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh; nằm trong cụm di tích đền Sưa (xã Cẩm Vũ) - chùa Giám (xã Định Sơn) - đền Bia (xã Cẩm Vũ), được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2017.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng Nguyễn Văn Công khẳng định, cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại cho hậu thế những di sản quý báu trên nhiều lĩnh vực. Ông là tấm gương về y đức, về tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước.

Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh ảnh 1
Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Cẩm Giàng Nguyễn Văn Công đọc diễn văn ôn lại thân thế, sự nghiệp của Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1330 tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng). Ông mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi và được sư trụ trì chùa Nghiêm Quang (Chùa Giám) đón về nuôi dạy. Năm 22 tuổi (năm 1351), ông thi đỗ Hoàng giáp nhưng khước từ việc làm quan.

Chứng kiến nhiều trận dịch lớn cướp đi mạng sống của nhiều dân nghèo, với mong muốn trị bệnh cứu người, ông nghiên cứu dược liệu, thu thập phương thuốc quý trong dân gian, trồng cây dược liệu, lập y xá tại các ngôi chùa để chữa bệnh cho người dân.

Theo tài liệu còn lưu giữ được, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh đã có công tham gia xây dựng 24 ngôi chùa và biến các ngôi chùa thành cơ sở chữa bệnh. Nhờ có ông, phong trào trồng thuốc Nam ngày càng được phát triển. Nhiều gia đình tự trồng thuốc và chữa những bệnh đơn giản.

Ông được nhân dân xưng tụng là vị Thánh thuốc Nam. Năm 55 tuổi, ông được cử tham gia đoàn đi sứ nhà Minh (Trung Quốc). Do có công chữa khỏi bệnh cho Tống Vương Phi, ông được vua Minh cảm tài phong cho danh hiệu “Đại y Thiền sư” và giữ lại làm việc ở Viện Thái y Trung Quốc. Thời gian sau, ông mất tại Giang Nam, Trung Quốc.

Cuộc đời, sự nghiệp hết lòng với nghề y của Thiền sư Tuệ Tĩnh để lại nhiều di sản quý, hàng nghìn phương thuốc, vị thuốc chữa bệnh có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn cho nền y dược dân tộc. Ông đã tổng kết thành những phương pháp chữa bệnh gồm: 10 khoa, hai môn, trên 3.800 phương thuốc, 580 vị thuốc chữa cho 184 bệnh. Những kiến thức này đã được hậu thế phát huy.

Đền Bia - nơi thờ ông là một trong ba di tích tại huyện Cẩm Giàng gắn với sự nghiệp và công lao Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Nơi đây có một tấm bia khắc lời di nguyện của ông. Tương truyền, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho (1638 - 1699) là người làng Nghĩa Phú trong một lần đi sứ phương Bắc đã thấy mộ phần của Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Giang Nam có khắc trên bia mộ dòng chữ “sau này ai bên nước Nam sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”.

Xúc động trước niềm khắc khoải cố hương của Thiền sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã cho người dập mẫu, khắc tấm bia đưa về. Khi về đến quê ông, do cả vùng ngập nước nên thuyền bị lật, tấm bia rơi xuống nước. Về sau khi nước cạn, nhân dân tìm thấy bia và lập đền thờ ông tại đây. Theo nhân dân địa phương, lễ hội đền Bia có từ năm 1830 (đời vua Minh Mạng thứ 11), tương truyền có Thánh ứng vào ngày mùng 1/4 Âm lịch. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 4 và đó là ngày Giỗ của Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Đền Bia cũng là nơi phối thờ Công bộ Tả thị lang, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho - người đã đại diện cho nhân dân nước Việt thực hiện được một phần ước nguyện của Đại danh y Tuệ Tĩnh. Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho còn là người giúp hậu duệ của Thiền sư Tuệ Tĩnh thu thập, công bố thành tựu y dược học của tổ tiên để lại cho hậu thế.

Hàng trăm năm qua, đền Bia đã trở thành trung tâm y, dược dân tộc nổi tiếng trong và ngoài nước.

Đền Bia được trùng tu tôn tạo năm 2005 với 12 hạng mục, trên diện tích gần 12.800m2; được sự ủng hộ của Trung ương, tỉnh, huyện và sự phát tâm công đức của các tập thể, cá nhân. Từ năm 2013 đến nay, đền Bia được mở rộng thêm hệ thống sân bãi và hoàn thiện các hạng mục phụ trợ.

Mỗi năm, nơi đây có tới hàng vạn lượt nhân dân và du khách thập phương cùng các thầy thuốc, lương y, cán bộ, nhân viên, sinh viên ngành Ydược cả nước đến tham quan, chiêm bái, tưởng nhớ bậc Y tổ Nam dược...

Sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu, nhân dân cùng du khách thập phương dâng hương tưởng niệm đức Thánh.

Lễ hội truyền thống đền Bia diễn ra từ ngày 7 - 8/5 với các hoạt động: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề và OCOP tỉnh Hải Dương; trưng bày sinh vật cảnh và hoa lan; triển lãm thư pháp; tư vấn sức khỏe cho nhân dân; tổ chức giải cờ tướng; hát quan họ và các trò chơi dân gian như: kéo co, bắt vịt dưới hồ, đi cầu kiều…

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.