Getfit Gym & Yoga đóng cửa bất ngờ khiến hội viên nghi bị… lừa đảo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những ngày qua, chuỗi phòng tập Getfit Gym & Yoga đã có thông báo đóng cửa khiến hàng trăm hội viên hoang mang. Có những hội viên đã đóng tiền cho cả gia đình để được tập luyện tại chuỗi phòng tập Getfit lên đến hơn 400 triệu đồng.
Phòng tập Getfit Gym & Yoga (chung cư H3, đường Hoàng Diệu, quận 4, TP.HCM) ở trong trạng thái đóng cửa.
Phòng tập Getfit Gym & Yoga (chung cư H3, đường Hoàng Diệu, quận 4, TP.HCM) ở trong trạng thái đóng cửa.

Hội viên nói Getfit có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Chị N.T.P.T. (ngụ quận 4, TP.HCM) là một trong những hội viên của Getfit Gym & Yoga (chung cư H3, đường Hoàng Diệu, quận 4, TP.HCM) cho biết, ngày 26/8, mọi người đang tập thì nhận được “Thông báo nghỉ lễ sớm từ ngày 27/8 đến ngày 03/9 và ngày 04/9 sẽ hoạt động trở lại”. Lý do, chào mừng ngày Quốc khánh và tiến hành nâng cấp hệ thống các chi nhánh cho nên nghỉ đồng loạt các chi nhánh.

Nhưng đến ngày 04/9, Getfit lại có thông báo “Tạm ngưng hoạt động, đóng cửa tất cả các chi nhánh Getfit Gym & Yoga với lý do… bất khả kháng”. Cho đến, hội viên vẫn chưa nhận được thông tin hoạt động trở lại.

Chị P.T. kể lại, nhận được thông tin trên, tất cả các hội viên đều đã liên hệ với nhân viên bán hàng và nhân viên huấn luyện viên thì nhận được thông điệp là không biết tình hình hiện tại của Getfit như thế nào? Cả nhân viên bán hàng và nhân viên huấn luyện viên đều đang bị nợ lương khoảng 2 tháng nay và cũng không nhận được bất kỳ thông tin gì trước đó.

Các nhân viên này đã cung cấp cho hội viên số điện thoại để các hội viên có thể liên hệ trực tiếp nhằm biết thêm chi tiết. Từ ngày 06/7, Chủ tịch HĐQT đã có công văn với bức tâm thư gửi đến hội viên về vấn đề… mất khả năng chi trả.

“Nhưng, song song với đó, trên trang Facebook của công ty Getfit vẫn liên tục đăng các chiến dịch để bán hàng, như: Khuyến mãi giảm giá, hấp dẫn để chốt bán hàng cho mọi người. Chính những chiến dịch bán hàng này, nhiều hội viên đã bị “sập bẫy” của công ty Getfit”, chị P.T. nhận định.

Chị V.M.T. (ngụ quận 7, TP.HCM) kể, chính nhân viên bán hàng hứa mua gói khuyến mãi sẽ được tập “thả ga, thoải mái” và người trong gia đình sử dụng chung gói này cũng được. Ngày 24/8, T. ký hợp đồng hội viên và được hứa qua Lễ sẽ đưa hợp đồng nhưng đến nay không thực hiện. Mặc dù, chị T. đã chuyển tiền vào tài khoản của công ty Getfit để thanh toán hợp đồng.

Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong sai phạm của công ty Getfit là cà thẻ trước của khách nhưng không giao hợp đồng, không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng. Cho nên, những người đòi hợp đồng một cách quyết liệt mới có; tuy nhiên, hợp đồng không phải do Giám đốc hay quản lý mà do nhân viên bán hàng ký tên trên hợp đồng với khách hàng.

Getfit Gym & Yoga đóng cửa bất ngờ khiến hội viên nghi bị… lừa đảo ảnh 1

Thiết bị luyện tập bên trong phòng tập.

Đến nay, nhóm hội viên đã tổng hợp được danh sách với trên 100 người bị hại và số tiền ước tính lên đến 4 tỷ đồng. Thông thường, người dân ký hợp đồng với Getfit có 2 dạng hợp đồng: “Hợp đồng hội viên” và “Hợp đồng huấn luyện viên”.

Hợp đồng hội viên có giá trị thấp nhất, chỉ vài triệu đồng/tháng và hợp đồng huấn luyện viên là cao nhất, lên đến hàng chục triệu đồng. Ở Getfit rất đa dạng loại hình tập luyện nên thu hút được các hội viên đến tập. Chị T. thống kê số tiền cả gia đình vừa ký với nhân viên bán hàng để tham gia tập luyện tại Getfit lên đến 400 triệu đồng.

Chỉ mới phá sản ở Công ty mẹ!

Ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch HĐQT hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Getfit xác nhận với Ngày Nay, Getfit ngừng hoạt động từ ngày 26/8 đến 03/9 và tiếp tục ngừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Getfit hoạt động được 15 năm nên tương đối nổi tiếng.

Nguyên nhân là trong quá trình hoạt động, công ty lấy thu không đủ bù chi. Các tòa nhà đã cúp điện nước chứ tôi không muốn dừng do không đủ tiền trả mặt bằng.

Khách hàng thấy vậy nên nghĩ Getfit đóng cửa, lừa đảo. Một thương hiệu 15 năm thì không thể lừa đảo được. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ làm cách nào đó để cổ đông bỏ tiền thêm vào hoặc kêu gọi nhà đầu tư mới tiếp tục đầu tư để mở cửa lại, Chúng tôi đang trong quá trình làm việc…

Trả lời câu hỏi: “Một số khách hàng ngày 25/8 ký hợp đồng hội viên với Getfit thì ngày 26/8 nhận được thông tin Getfit đóng cửa, cảm giác của khách hàng giống như bị lừa?”. Ông Phúc nhấn mạnh, Getfit dừng là do các tòa nhà cúp điện nước của Getfit nên chúng tôi buộc phải dừng. Nếu các tòa nhà cho mở cửa thì chúng tôi vẫn sẽ phục vụ. Họ làm khó quá, đàm phán với họ sẽ xây dựng kế hoạch nhưng họ không chịu”.

Ông Phúc thừa nhận: “Bản chất là mình nợ người ta cũng nhiều, họ không đồng ý cho nợ nữa nên họ cắt điện nước thì làm sao mình hoạt động. Cho đến giờ phút này, chúng tôi vẫn đang làm việc với các nhà đầu tư, các quỹ để “bơm” tiền vào cho Getfit hoạt động”.

Ông Phúc nói, tôi buồn lắm chứ, thanh danh của mình mười mấy năm mà rơi vào bế tắc là buồn lắm. Sẽ có nhiều phương án để Getfit tiếp tục hoạt động, còn phương án xấu nhất không có nguồn vốn vào hoặc không có nhà đầu tư, đầu tư vào thì chúng tôi chấp nhận lập hồ sơ phá sản. Khi đó, khách hàng sẽ nằm trong điều kiện nào để nhận lại số tiền của mình.

Getfit Gym & Yoga đóng cửa bất ngờ khiến hội viên nghi bị… lừa đảo ảnh 2

Phòng tập Getfit Gym & Yoga không còn náo nhiệt như trước đây.

Ông Phúc xác nhận: “Tôi vẫn đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty nhưng cổ phần chỉ chiếm 26% và nhà đầu tư lớn của Getfit là một đơn vị khác”.

Ông Phúc thừa nhận, Getfit Holdings đã có hồ sơ phá sản vào 29/8. Đối với Công ty Getfit Một thành viên mở phòng tập thì chúng tôi chưa làm hồ sơ phá sản. Công ty Getfit Holdings và Getfit & Yoga là các pháp nhân độc lập. Hệ thống Getfit có 4 pháp nhân, gồm: Công ty Getfit Holding, Công ty Một thành viên Getfit, Academy và Getfit Gym & Yoga. Tôi chỉ mới lập hồ sơ phá sản của Getfit Holdings do không đủ tiền trả lương, bảo hiểm và những khoản nợ khác.

Đối với hội viên trong thời gian tới, tôi cảm thấy rất khó và xin lỗi họ bởi vì việc tập luyện gián đoạn. Trong trường hợp bất khả kháng như vậy, tôi cũng đang cố gắng mỗi ngày để tìm phương án về tài chính cho công ty để trung tâm mở cửa hoạt động trở lại. Phương án tốt nhất vẫn là phải phát triển bền vững bởi vì thương hiệu đã 15 năm rồi.

Trong thời gian này, nếu vẫn chưa có ngày giờ mở cửa trở lại, tôi sẽ liên kết với các trung tâm để cho khách hàng có nơi tập luyện trước. Tuần này, tôi sẽ thông báo việc đó.

TIN LIÊN QUAN
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.