Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên, Kết luận thanh tra khi được công khai đã bị tẩy xoá ở nhiều trang quan trọng.

Chuyển tiền lòng vòng

BIDV Sóc Trăng được thành lập năm 1992 trên cơ sở chia tách chi nhánh BIDV Hậu Giang thành BIDV Cần Thơ và BIDV Sóc Trăng. Hiện nay, trụ sở chi nhánh BIDV Sóc Trăng nằm trên đường Trần Hưng Đạo, P.3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với mạng lưới hoạt động gồm 7 phòng giao dịch. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Hữu Thành – Giám đốc chi nhánh.

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung ảnh 1

BIDV Sóc Trăng nằm trên đường Trần Hưng Đạo, P.3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với mạng lưới hoạt động gồm 7 phòng giao dịch.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng nguồn vốn hoạt động của BIDV Sóc Trăng hơn 7.000 tỷ đồng, tăng gần 1.275 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Nguồn vốn huy động trên 4.000 tỷ đồng, tăng trên 281 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tăng 7,55%). Tổng dư nợ cho vay cao hơn 6.966 tỷ đồng, tăng hơn 1.282 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tăng 22,6%). Nợ xấu ghi nhận ở mức 70 tỷ đồng, giảm hơn 10 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (giảm 13,6%).

Số liệu báo cáo của BIDV Sóc Trăng cung cấp cho Đoàn thanh tra, kết quả kinh doanh biến động không đều qua từng năm. Theo đó, lợi nhuận năm 2021 trên 109 tỷ đồng, năm 2022 tăng lên ở mức hơn 129 tỷ đồng nhưng đến năm 2023 giảm xuống chỉ còn khoảng 83 tỷ đồng.

Cơ quan thanh tra tiến hành chọn mẫu 387 hồ sơ với tổng dư nợ hơn 3.280 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47,1% so với tổng dư nợ cho vay của BIDV Sóc Trăng tại thời điểm cuối năm 2023. Kết qua cho thấy, bên cạnh những hồ sơ cơ bản tuân thủ, chấp hành đúng quy định thì hoạt động cho vay của ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế, vi phạm.

Trong đó, công tác thẩm định cho vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu thông tin, tài liệu chưa sát với thực tế (như: doanh thu, giá cả hàng hoá, dịch vụ cao bất thường… chứng từ, sổ sách, hoá đơn, tờ khai thuế…); hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu bất thường nhưng chưa phân tích làm rõ… với 59 hồ sơ, dư nợ gần 500 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung ảnh 2

Tình hình hoạt động của BIDV trong thời kỳ thanh tra.

BIDV Sóc Trăng thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn không chặt chẽ, chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả dẫn đến người vay sử dụng không đúng mục đích mà ngân hàng không phát hiện với tổng số hồ sơ liên quan là 43, dư nợ trên 317 tỷ đồng.

Trong đó, thanh tra xác định có tình trạng khách hàng hoặc nhóm khách hàng có mối quan hệ gia đình, thân thuộc, đồng nghiệp sử dụng nhiều tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại chuyển tiền lòng vòng. Mục đích cuối cùng là trả nợ vay của chính khách hàng hoặc cá nhân khác trong nhóm tại BIDV Sóc Trăng (hoặc ngân hàng thương mại khác)…

Ngoài ra, BIDV Sóc Trăng chưa kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm định kỳ với dư nợ gần 18 tỷ đồng. Việc phân kỳ trả nợ không phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh… tiềm ẩn rủi ro khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ảnh hưởng khả năng thu hồi nợ, với dư nợ hơn 3,7 tỷ đồng…

Ngoài ra, BIDV Sóc Trăng còn để một số trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán có hạn mức cho vay lớn nhưng ngân hàng không kiểm soát; hồ sơ bảo lãnh không đầy đủ và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quá thời hạn quy định… và nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm khác.

Tẩy xoá nhiều nội dung

Việc thanh tra tại BIDV Sóc Trăng được thực hiện theo Quyết định số 45 của Quyền Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. Thời gian thanh tra từ 5/4/2024 – 11/6/2024. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2021 – 31/12/2023.

Ngày 9/8/2024, Kết luận thanh tra số 132 được ông Trương Công Kích - Quyền Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng ký ban hành. Hơn một tháng sau, kết luận thanh tra được công khai. Tuy nhiên lúc này, nhiều thông tin, nội dung tại nhiều trang đã bị tẩy xoá.

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung ảnh 3

Kết luận thanh tra của BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung.

Hành động tẩy xoá nội dung bắt đầu tại trang số 4 trở về cuối kết luận dài 23 trang. Đơn cử như tại trang số 6 và 7 xác định việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn, thể hiện: “Nhóm khách hàng có liên quan đến ông (tên đã bị xoá - PV)… nhân viên tại BIDV Sóc Trăng, dư nợ 6.088 tỷ đồng, ông (tên đã bị xoá - PV) cha ruột dư nợ 16 tỷ đồng, bà (tên đã bị xoá – PV) mẹ ruột dư nợ 16 tỷ đồng, bà (tên đã bị xoá – PV) mẹ vợ dư nợ 4 tỷ đồng…”. Liên quan đến nhân viên này của BIDV Sóc Trăng còn có em vợ, chị vợ và đồng nghiệp tại BIDV…

Hàng loạt vị phạm khác của BIDV Sóc Trăng được nêu trong kết luận thanh tra cũng bị tẩy xoá tương tự, ví dụ như: “Thư bảo lãnh có số Ref: GI23B12569, phát hành ngày 14/2/2023, bên được bảo lãnh là (tên đã bị xoá – PV), CIF: 678795, giá trị bảo lãnh là 5 tỷ đồng…”.

Tại trang số 19 và 20 xác định trách nhiệm để xảy ra các tồn tại trong hoạt động của BIDV Sóc Trăng cũng bị tẩy xoá hàng loạt, như: “Phê duyệt: ông (tên đã bị xoá – PV) – Giám đốc Chi nhánh, ông (tên đã bị xoá – PV) – Phó Giám đốc chi nhánh (đã nghỉ hưu), ông (tên đã bị xoá – PV) – Phó Giám đốc chi nhánh”, cùng nhiều Giám đốc phòng giao dịch, nhân viên của BIDV Sóc Trăng…

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng kiến nghị BIDV Sóc Trăng họp, công khai nội dung kết luận nhằm kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vi phạm đã nêu. Tuỳ theo tính chất, mức độ mà BIDV Sóc Trăng quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật với tập thể cá nhân liên quan.

Hạn chót để BIDV và BIDV Sóc Trăng thực hiện kết luận thanh tra là ngày 31/12/2024.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra


Luật Thanh tra 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra bao gồm:


- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.


- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.


- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.


- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.


- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.


- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.


- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.


- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.


- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.