Xu hướng phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh, bền vững tại Hải Phòng

(Ngày Nay) - Định hướng chiến lược của thành phố, sự vào cuộc của các đơn vị liên quan, sự tiên phong của doanh nghiệp là những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp tại Hải Phòng phát triển theo hướng xanh, bền vững.
Xu hướng phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh, bền vững tại Hải Phòng

Những bước đi tiên phong

Bà Nguyễn Thị Cẩm Hương, Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng cho biết, chuyển đổi xanh, bền vững và thực hành ESG (bộ ba tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng) là xu hướng tất yếu. ESG là các tiêu chí được sử dụng để đo lường và đánh giá tính bền vững và tác động xã hội của một doanh nghiệp hoặc tổ chức (Môi trường - Environmental; Xã hội - Social; Quản trị - Governance).

Thực tế triển khai, Hải Phòng có 2 khu công nghiệp phát triển theo mô hình xanh, tuần hoàn là Khu Công nghiệp Nam Cầu Kiền và Khu Công nghiệp DEEP C.

Giám đốc Phát triển bền vững, Khu Công nghiệp DEEP C (khu công nghiệp sinh thái đầu tiên của Việt Nam), bà Diệp Thị Kim Hoàn, chia sẻ, việc thực hành ESG tại DEEP C mang lại những lợi ích rất lớn về môi trường như giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm chất thải, bảo tồn nước. Cùng với đó là các lợi ích về kinh tế như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DEEP C trong thu hút các nhà đầu tư, khách hàng và đối tác có ý thức về bảo vệ môi trường.

Trong 14 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hải Phòng, Tập đoàn SK của Hàn Quốc đã quyết định lựa chọn DEEP C để thành lập nhà máy sản xuất nguyên liệu có thể phân hủy sinh học với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD trên diện tích 3,2ha. Việc thực hành ESG cũng giúp DEEP C và các nhà đầu tư thứ cấp tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất như việc tái chế, tái sử dụng chất thải góp phần tiết kiệm chi phí về lâu dài. Thực hành ESG còn đáp ứng mong muốn được làm việc lâu dài trong một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên của người lao động, từ đó giảm chi phí tuyển dụng.

Xu hướng phát triển xanh tại Hải Phòng

Theo ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thành phố Hải Phòng và NIC đã hợp tác thúc đẩy các dự án nghiên cứu, tập trung vào những lĩnh vực có tiềm năng lớn như chuyển đổi xanh, công nghệ môi trường và năng lượng tái tạo bền vững với mong muốn tạo ra những cơ hội hợp tác cụ thể, nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và góp phần vào sự phát triển bền vững của cả hai phía.

Đánh giá từ bà Dương Quỳnh Ngọc, Giám đốc Công ty Ates Global, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Hải Phòng đã bước đầu quan tâm đến chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - Net Zero. Hiện Công ty Ates Global đang cung cấp cho các doanh nghiệp một số dịch vụ để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ thực hành ESG.

Còn ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, thành phố Hải Phòng đang chuẩn bị mọi điều kiện để trong năm 2024-2025 sẽ thành lập Khu kinh tế phía Nam Hải Phòng với tổng diện tích khoảng 20.000 ha. Khu kinh tế này sẽ phát triển theo hướng khu công nghiệp xanh, sinh thái và dự kiến sẽ thu hút được từ 20 đến 50 tỷ USD đầu tư vào khu kinh tế này.

Hải Phòng là một trong những địa phương tiên phong của cả nước thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Hải Phòng cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, trở thành một "thành phố xanh" dựa trên cơ sở một nền "kinh tế xanh, bền vững", đồng thời, triển khai hiệu quả các dự án tăng trưởng xanh của thành phố trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hải Phòng với tầm nhìn mục tiêu trở thành hình mẫu của một thành phố năng động, xanh, sạch, đáng sống ở khu vực và là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân, Hải Phòng đang tăng tốc chuyển đổi xanh với các định hướng lớn đã được đề cập trong các Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Theo đó, Hải Phòng sẽ tập trung hoàn thiện khung chính sách kế hoạch và đầu tư, khung chính sách tài chính tăng trưởng xanh, xây dựng khung chính sách phân bổ và quản lý ngân sách quốc gia phục vụ thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; nghiên cứu ban hành các định mức, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xanh. Cùng với đó, thành phố sẽ tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho các cấp lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, địa phương và tại các doanh nghiệp.

Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.