Livestream trở thành nghề kiếm bộn tiền ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Từ một phòng studio nho nhỏ ở thành phố Thẩm Dương, phía Bắc Trung Quốc, Yu Li, hay còn được gọi là Brother Li, bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để livestream trên YY, một mạng xã hội khá nổi. Mỗi khi Yu cười đùa, hay biểu cảm khác nhau, người theo dõi anh lại gửi cho anh “quà ảo” nhưng lại có giá trị bằng tiền thật.
Những buổi diễn được livestream như thế này có thể mang về 1.000 USD tiền quà ảo. (Nguồn: AP)
Những buổi diễn được livestream như thế này có thể mang về 1.000 USD tiền quà ảo. (Nguồn: AP)

Show diễn của Yu bao gồm đủ loại, gồm trò chuyện với mọi người, ca hát và diễn hài kịch - tất cả đều là văn hóa đặc trưng của người miền Đông Bắc Trung Quốc. Yu Li còn thành lập và vận hành cả một công ty tài năng có tên Wudi Media chuyên huấn luyện và quảng bá cho các ngôi sao Internet. 

Dù văn hóa livestream không còn xa lạ đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả ở Việt Nam, nhưng Trung Quốc mới là quốc gia đang bùng nổ thứ văn hóa này. Khoảng một nửa trong tổng số 700 triệu người dùng Internet ở nước này đã và đang sử dụng các ứng dụng livestream - tức còn hơn cả dân số của nước Mỹ.

Ở Mỹ, nhiều người kiếm tiền trên mạng xã hội từ các đoạn quảng cáo. Một số người nổi tiếng ở Trung Quốc cũng làm vậy, nhưng phần lớn lượng tiền mà họ kiếm được lại từ các món quà ảo mà fan hâm mộ tặng trực tiếp - một dạng tiền bo ảo trên mạng. Thị trường livestream Trung Quốc có giá trị lên tới 3 tỷ USD trong năm 2016, tăng 180% so với năm trước đó, theo iResearch. Giới phân tích dự báo rằng ngành này sẽ sớm thu về doanh số lớn hơn cả ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc.

Trong khi một số công ty lớn của Mỹ như Facebook và Google vẫn đang bị chặn ở Trung Quốc, thì Tencent và nhiều công ty khác lại hưởng lợi. YY khởi đầu chỉ là một cổng chơi game, nhưng sau đó đã phát triển thành một dạng mạng xã hội chuyên về livestream.

Yu Li cũng khởi đầu từ một tài khoản mạng xã hội trên YY và giờ đang vận hành một kênh livestream của riêng mình chuyên phát vào buổi tối hàng ngày. Xuất thân từ một vùng cao nguyên phía Bắc Trung Quốc, ở tuổi 16, Yu đã bắt đầu chuyển tới một thành phố nhỏ để hành nghề sửa chữa xe tải kiếm tiền, và đó là lúc anh biết tới dịch vụ Internet.

Trong lúc chơi game tại một quán café Internet quen thuộc, Yu bắt đầu để ý tới công nghệ livestream và rồi sau đó thử nghiệm show diễn của riêng mình. Đến năm 2014, Yu thành lập công ty Wudi và kể từ đó kiếm được 100.000 USD mỗi tháng từ việc livestream.

Để giữ cho công ty phát triển, Yu luôn luôn cần những thành viên mới tham gia chương trình livestream của mình. Một trong số đó là Lu Yongzhi, 26 tuổi, từ một người chuyên bán gia súc trở thành một livestreamer chuyên nghiệp. Lu cho hay, cha dượng của anh không thể xem anh trình diễn bởi ông không có smartphone hay máy vi tính nối mạng.

“Tôi kể với cả làng rằng con trai tôi đang kiếm bộn tiền nhờ làm việc đó, nhưng chả ai tin tôi” - cha dượng của Lu, ông Lu Guofu, nói.

Khi Lu mới bắt đầu, anh thường phải ngủ nhờ dưới sàn nhà của một người bạn và livestream 8 tiếng mỗi ngày, chỉ để kiếm chút tiền tiêu vặt. Nhưng chỉ vài năm sau khi tham gia hát hò cùng với Yu trên chương trình livestream, anh đã kiếm được hàng nghìn USD mỗi tháng.

Sự trỗi dậy của những ngôi sao livestream như Yu Li đã biến đợt bùng nổ livestream thành một mỏ vàng công nghệ số. Nhiều thanh thiếu niên bỏ học để cố gắng kiếm được chút ít từ ngành công nghiệp này, trong khi nhiều nông dân từ bỏ ruộng đất để thử vận may…

Từ đó cũng xuất hiện không ít câu chuyện bi hài xung quanh livestream: Một người phụ nữ chơi ngông đổi lấy tiếng bằng cách livestream cảnh mình đang ăn cá vàng và mảnh thủy tinh. Một số ngôi sao yêu cầu bác sỹ phẫu thuật cắt xẻ mặt mình sao cho giống “gương mặt ngôi sao trực tuyến” - trán cao, mắt to tròn, mũi cao, cằm V-line…

Trong lúc mà vẻ bề ngoài đang gây sốt ở Trung Quốc, các nhà kiểm duyệt nước này đã phải vạch ra một ranh giới giữa “gợi cảm” và “phản cảm”. Năm ngoái, trong đợt kiểm duyệt lớn ở nước này, chính quyền Trung Quốc đã nghiêm cấm livestream cảnh ăn chuối nhạy cảm, sau khi phong trào này gây sốt mạng xã hội.

Một số livestreamer lo ngại rằng các điều luật mới sẽ khiến họ khó kiếm tiền hơn, nhưng vấn đề thực chất ở đây lại là cơ chế chi trả của các mạng xã hội.

Một số livestreamer Trung Quốc cho hay cứ mỗi 1.000 USD giá trị quà tăng mà họ thu về, thì họ chỉ nhận được có vài trăm USD. Những mạng xã hội như YY thường lấy 50% giá trị quà ảo.

Một số livestreamer khác thì cho rằng họ lúc nào cũng phải chật vật kiếm xu hướng mới để theo đuổi, và cảm thấy rằng làm livestream rất nhàm chán mặc dù kiếm được nhiều tiền. Lu Yongzhi cho hay anh thường phải ngồi ở nhà nhiều giờ liền để thực hiện livestream, và điều này khiến anh cảm thấy cô đơn.

Lu cho hay lúc mới bắt đầu livestream, anh cảm thấy mình được tự do nói và làm điều mình thích, Nhưng hiện tại, khi chính quyền thắt chặt các quy định về nội dung mạng, sự tự do của Lu không còn nữa.

“Trước đây, ngay cả khi tôi không có tiền, tôi vẫn được làm mọi thứ mình muốn. Giờ tôi phải thận trọng với mọi ngôn từ mà mình phát ra” - Lu cho hay.

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.