Ong bắp cày có gen nhận diện khuôn mặt

(Ngày Nay) - Não của ong bắp cày (Wsaps) có các chuỗi gen khác nhau, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học tìm thấy loại gen từ ong bắp cày nhận diện được khuôn mặt khi phân biệt giữa hai mô hình đơn giản. 
Loài ong Polistes fuscatus
Loài ong Polistes fuscatus

Con người là những chuyên gia nhận dạng khuôn mặt xuất sắc nhất. Chúng ta có thể tìm kiếm và chọn khuôn mặt tốt hơn các mẫu khác, nhưng không phải tất cả các động vật đều xuất sắc như chúng ta. Một vài nhóm động vật như khỉ mốc và cừu có những đặc điểm gần giống nhau về khả năng nhận biết khuôn mặt, và trong số các côn trùng có khả năng đặc biệt hiếm có là một số ít loài ong có gen nhận diện khuôn mặt.

Theo báo cáo (đăng ngày 14/6) trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng các biểu hiện gen ở não của ong bắp cày có khả năng đặc biệt là phân biệt được sự khác nhau giữa khuôn mặt và mô hình.

Ong bắp cày có gen nhận diện khuôn mặt ảnh 1Đây là dòng ong bắp cày Polistes metricus (con cái).

Trong một nghiên cứu, nhà khoa học Ali Berens: "Có một sự đặc biệt về việc mức độ hoạt động của gen não, hoạt động của hàng trăm gen thay đổi trong não của ong bắp cày Wsaps trong khi nhận diện khuôn mặt. Điều này cho biết phản ứng của não đối với các kích thích xã hội".

Đối với mỗi loài, các nhà nghiên cứu đã đào tạo một nhóm để phân biệt giữa các mẫu và một nhóm khác để phân biệt giữa các khuôn mặt Polistes fuscatus. Đối với nhóm nhận diện khuôn mặt, họ đặt mỗi con ong vào một mê cung với một tầng điện khí hóa, nơi mỗi con đường dẫn đến từng buồng chứa một hình ảnh khuôn mặt con nai khác nhau. Berens giải thích: "Trong 40 thử nghiệm, ong đã học được cách nhận biết khuôn mặt liên quan đến sự an toàn và tránh được những nơi có nguy hiểm, chứng minh rằng ong bắp cày có thể phân biệt giữa hai hình ảnh. Các nhà nghiên cứu đào tạo một nhóm ong khác để nhận dạng các mô hình và lặp lại các thí nghiệm cho cả hai loài”.

Họ phát hiện ra rằng hai loài ong này có khả năng nhận dạng tốt như nhau, nhưng theo như mong đợi, Polistes fuscatus đã tránh được các nguy hiểm khi mê cung có khuôn mặt có màu hơn là các mẫu đen trắng. Mặt khác, loài ong Polistes metricus xác định chính xác mô hình hơn khuôn mặt.

Các nhà nghiên cứu đã đóng băng giết chết các con ong và phân tích thành phần mRNA trong não của chúng. Trong mỗi loài, họ so sánh biểu hiện từ các con ong được huấn luyện và đào tạo theo thế mạnh của chúng.

Ong bắp cày có gen nhận diện khuôn mặt ảnh 2Ong Polistes metricus, con cái (trái) và con đực (phải)

Các nhà nghiên cứu cũng so sánh những những gen thể hiện khác biệt giữa các loài. Họ nhận thấy rằng không có sự chồng chéo giữa các gen thể hiện rõ ràng của hai loài. Berens nói: "Có vẻ như có một số thay đổi phân tử khác biệt đối với gen não ong bắp cày Polistes metricus trong quá trình nhận diện khuôn mặt so với việc học tập trực tiếp giữa các con ong Polistes fuscatus”.

“Sự biểu hiện của các gen khác nhau trong não gợi ý rằng các nhóm nơ-ron thần kinh khác biệt, có thể liên quan đến nhận dạng khuôn mặt và nhận diện mô hình thí nghiệm”, nhà sinh học tiến hóa Cornell Michael Sheehan nhận xét.

Sheehan nói: "Có một sự khác biệt đang diễn ra trong não của chúng khi chúng nhìn thấy một hình ảnh trên khuôn mặt, tương tự như thế với những gì xảy ra ở người và một số loài động vật có xương sống khác”. Ở người, các vùng não chuyên biệt được dành cho sự nhận biết khuôn mặt, và một số bằng chứng cho thấy điều này cũng có thể đúng ở cừu.

Sự phát hiện kỳ diệu của các nhà khoa học từ tế bào thần kinh của hai loài ong, có thể làm điểm nhấn trong nghiên cứu về gen nhận diện khuôn mặt cho những thí nghiệm sau.

Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.