Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S

Festival Huế 2024 theo định hướng bốn mùa

Qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật, từng bước khẳng định vị thế, củng cố thương hiệu Festival mang tầm quốc gia và có tính quốc tế, góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong nỗ lực phấn đấu đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hoá đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn khi đưa người dân và du khách trở thành chủ thể sáng tạo lẫn chủ thể hưởng thụ.

Ban tổ chức cho biết, tại Festival Huế 2024, không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn hay các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.

Festival Huế 2024 theo định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới.

Cụ thể, Lễ hội Mùa Xuân - “Xuân Cố đô” (diễn ra trong tháng 1 - 3) nổi bật là các hoạt động Tết Cung đình, không gian văn hóa Tết truyền thống và các lễ hội dân gian vô cùng phong phú, độc đáo, thu hút sự hưởng ứng, tham gia của du khách.

Lễ hội Mùa Hạ - “Kinh thành tỏa sáng” (diễn ra trong tháng 4 - 6) với điểm nhấn Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, góp phần giới thiệu, quảng bá, hướng đến xây dựng Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Lễ hội Mùa Thu - “Huế vào Thu” (diễn ra trong tháng 7 - 9) trọng tâm là Chương trình Tết Trung thu với Hội đèn lồng Huế 2024, kết hợp hoạt động Quảng diễn Lân – Sư – Rồng đường phố, trưng bày, sắp đặt, rước đèn, trải nghiệm tết Trung thu truyền thống, giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa chơi Trung Thu của người Việt.

Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra trong tháng 10 - 12) điểm nhấn là Tuần lễ âm nhạc Huế 2024 và kết thúc bằng Chương trình Countdown tạm biệt Festival Huế 2024 - chào đón năm mới 2025.

Điểm nhấn Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Trên nền tảng kế thừa thành quả các kỳ Festival trước, điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, diễn ra từ 7/6 đến 12/6.

Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại sự kiện. Ảnh: L.S

Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 hứa hẹn đem đến cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo...

Bên cạnh đó là các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 8 quốc gia đến từ các châu lục diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở Điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, vườn Thiệu Phương (Đại Nội Huế); các sân khấu cộng đồng bia Quốc Học, công viên 3/2 và khắp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cụ thể, các hoạt động, chương trình chính của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 sẽ diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm, với 9 chương trình hoạt động lớn.

Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024, diễn ra lúc 20 giờ ngày 7/6, lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Điện Kiến Trung, mở màn cho chuỗi hoạt động sôi nổi của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Chương trình nghệ thuật là đêm hội âm thanh ánh sáng thể hiện sức sáng tạo trên nền tảng cốt lõi là các giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại. Chương trình sẽ trở nên lung linh và tỏa sáng bởi sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại trình chiếu Laser, Led Matrix, Hologram, 3D Mapping. Các tiết mục được biểu diễn trên sân khấu sẽ thể hiện thành phố Huế đang “Bừng sáng miền di sản” phát triển bền vững, trân trọng thiên nhiên, thân thiện, an lành; Ngợi ca vùng đất “Cố đô diệu kỳ”; Nơi có bề dày truyền thống “Hội tụ âm sắc” các vùng miền trong và ngoài nước; Tôn vinh một thành phố phát triển bền vững với khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau”.

Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn ảnh 2

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: L.S

Tiếp theo đó, vào các buổi chiều ngày 8/6 và 10/6, Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” sẽ khai thác di sản văn hóa Huế, văn hóa các vùng miền và của các quốc gia trên thế giới, tạo nên sự cộng hưởng nghệ thuật đa sắc màu, khuấy động không gian trải dài trên nhiều tuyến phố, mang đến không khí tươi vui, rộn ràng, phục vụ du khách và người dân.

Thông qua các tiết mục ca múa nhạc, tạp kỹ đường phố, các lễ rước và trò diễn dân gian, lễ hội đường phố “Sắc màu văn hoá” hứa hẹn đem đến những trải nghiệm thú vị, đưa người dân hòa mình vào ngày hội gắn kết cộng đồng và thắm tình hữu nghị.

Chương trình thứ ba đóng góp vào Tuần lễ Festival Huế 2024 là hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Vào lúc 19 giờ 30 đến 23 giờ các ngày từ ngày 8/6 đến 11/6 tại các sân khấu cộng đồng ở quảng trường Quốc Học và công viên 3/2.

Đến nay, đã có 12 đoàn và nhóm nghệ thuật của 7 quốc gia cử đoàn nghệ thuật tham dự, gồm: Nghệ sĩ múa đương đại Xuân Lê, Nhóm nhảy Hiphop thành phố Cergy, Đoàn Cà kheo Hoàng gia vùng Merchtem (Bỉ), Nhóm nhảy Hiphop Double Impro (Phái đoàn Wallonie-Bruxelles, Bỉ), Nhóm vũ nhạc Flamenco Hispano (Tây Ban Nha), Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang (Trung Quốc), Nghệ sĩ Piano Steve Barakatt (Canada), Đoàn Nghệ thuật Dân gian Sae Nyuk, Hiệp hội Văn hóa Nghệ thuật Yangpyeong (Hàn Quốc)….

Các ca sĩ nổi tiếng, ban nhạc, đoàn nghệ thuật trong nước tham gia các hoạt động biểu diễn có: Ca sĩ Đen Vâu, rapper Suboi, Ban nhạc Chillies, Soobin Hoàng Sơn, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nhà hát Cao Văn Lầu - Đờn ca tài tử Bạc Liêu, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Kontum…

Cùng với đó là đông đảo văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế thuộc Nhà hát Ca Kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, Học viện Âm nhạc Huế, các câu lạc bộ và các nhóm nghệ sĩ trẻ của Huế... cùng các học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh. Tất cả sẽ cùng phô diễn nét độc đáo, tinh tế cũng như sự đa dạng về nghệ thuật truyền thống và đương đại.

Chương trình âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình yêu tìm thấy” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và BamBoo Artists Agency thực hiện, diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 9/6, tại sân khấu Điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, với sự tham gia của nhiều ca sĩ: Cẩm Vân, Trần Mạnh Tuấn, Quang Dũng, Hà Trần, Đức Tuấn, Ngọc Khuê, Viết Thu, An Trần, Nguyễn Vĩnh Hà Phương; cùng người dẫn chuyện Tùng Leo, DJ Huy Ngô, nghệ sĩ violin Hàn Quốc Jmi Ko, nhạc trưởng Dustin Tiêu, cùng dàn nhạc Orchestra Imagin Philharmonic (IPO), nhóm múa đương đại Lyricist của Alexander Tú và phần trình diễn bộ sưu tập áo dài Huế của nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu... Đêm nhạc hứa hẹn trở thành một trong những điểm nhấn về văn hoá và nghệ thuật phục vụ du khách tham dự Festival Huế 2024, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của Huế thông qua hình ảnh và các tác phẩm của nhạc sĩ tài hoa, người con của xứ Huế - Trịnh Công Sơn.

Hoạt động thứ năm của Tuần lễ Festival Huế 2024 là chương trình Lễ hội Ánh sáng, dự kiến tổ chức tại Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương (Đại Nội Huế). Không gian ánh sáng nghệ thuật lấy cảm hứng từ những chất liệu di sản Huế và công nghệ hiện đại phương Tây sẽ đưa du khách bước vào một cuộc dạo chơi ảo diệu và đầy chất thơ.

Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn ảnh 3

Poster Tuần lễ Festival Huế 2024. Ảnh: BTC

Lễ hội Bia do Công ty Carlsberg thực hiện, là bữa tiệc âm nhạc hoành tráng, có sự góp mặt của các nghệ sĩ trẻ được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam.

Lễ hội Ẩm thực chay được tổ chức tại Nghinh Lương Đình từ ngày 8 - 9/6, sẽ là dịp để giới thiệu nét độc đáo, đặc sắc của ẩm thực chay Huế. Bên cạnh đó, Lễ hội Hoa đăng với nghỉ lễ thả hoa đăng trên dòng sông Hương do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức, có ý nghĩa cầu mong đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc.

Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” diễn ra từ ngày 8 - 10/6, giúp quảng bá tiềm năng, thế mạnh và hình ảnh của vùng quê sông nước Quảng Điền đến du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và những tiềm năng to lớn của hệ đầm phá Tam Giang.

Cuối cùng, chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 12/6, tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, hứa hẹn là bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc, đậm chất riêng, tạo nên không gian giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, nơi trải nghiệm những sắc màu văn hóa của Cố đô Huế, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, là lời cảm ơn dành cho những người bạn gần xa.

Tất cả các hoạt động hứa hẹn sẽ đưa khách tham quan và bạn bè quốc tế cùng nhau sống trong những khoảnh khắc trọn vẹn, cùng hoà vào không khí sôi động của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Bên cạnh các chương trình, hoạt động chính, còn có các hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa và nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng khác.


Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.