17 cơ quan bảo vệ nhưng trẻ vẫn nguy hiểm?

17 cơ quan bảo vệ nhưng trẻ vẫn nguy hiểm? ảnh 1
Để bảo vệ trẻ em, Luật Trẻ em đã quy định trách nhiệm của 17 cơ quan chức năng, tuy nhiên, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn xảy ra.
* * *

Hàng loạt các vụ xâm hại tình dục, dâm ô với trẻ em bị phanh phui trong thời gian qua với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây bức trong dư luận xã hội. Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ thậm chí là những người có học thức, địa vị trong xã hội, có thể là chính cha ruột của nạn nhân và có nạn nhân thậm chí mới chỉ 3 tuổi.

Gần 90% thủ phạm là người quen

Đi tháng máy, một bé gái 7 tuổi ở TP.HCM bị người lạ ôm hôn và sờ soạng. Kẻ thực hiện hành vi này là Viện phó Viện KSND thành phố Đà Nẵng. 13 học sinh lớp 5 ở Bắc Giang bị thầy giáo dâm ô, sờ soạng lên cơ thể. Một bé gái ở Hải Phòng bị hiếp dâm dù em bé mới chỉ 3 tuổi…

Không chỉ các bé gái, ngay cả những em trai cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Cuối năm 2018, cả nước chấn động trước vụ việc Đinh Bằng My – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) đã có hành vi lạm dụng tình dục với hàng chục học sinh nam trong thời gian dài.  Thống kê của Bộ Công an cũng cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là trên 1.000 trẻ mỗi năm. Điều đó đồng nghĩa với việc, trung bình, cứ mỗi 8 giờ đồng hồ lại có một trẻ bị xâm hại tình dục.

17 cơ quan bảo vệ nhưng trẻ vẫn nguy hiểm? ảnh 2

Trên thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em, độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là từ 13 đến 18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi từ 5 đến 13 tuổi, thậm chí có trường hợp dưới 5 tuổi.

Số liệu có được từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, gần 90% thủ phạm trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là người thân, quen. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị xâm hại bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%; bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%; bởi người quen, hàng xóm là 59,9%; bởi người lạ là 12,6%. Theo phân tích của Bộ Công an, số đông các đối tượng xâm hại trẻ em là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế. Các nạn nhân thường là trẻ em nhỏ tuổi được cha mẹ gửi quản lý, chăm sóc hoặc sống trong gia đình không hoàn thiện, cha mẹ ly thân, ly hôn phải sống với cha dượng, mẹ kế... Các trường hợp khác nằm ngoài sự quản lý của cha mẹ, người thân nên bị các đối tượng xâm hại.

Tính chất vụ việc, bạo lực xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội. Hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em báo động về sự suy đồi đạo đức.

Tăng cường giáo dục trẻ về giới tính

Theo ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, đối tượng xâm hại trẻ thường là người thân quen nên việc phòng, tránh khó khăn hơn, đòi mỗi bậc cha mẹ phải đề cao cảnh giác, giáo dục con về các vấn đề liên quan đến giới tính ngay từ nhỏ. Các phụ huynh cũng phải dạy con về việc bảo vệ thân thể, các hành vi mà người khác không được làm như động chạm vào các vùng nhạy cảm.

“Tại sao việc xâm hại tình dục trẻ em lại diễn ra ngày càng phức tạp như vậy? Nguyên nhân có nhiều, nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh nguyên nhân đầu tiên là giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình ở Việt Nam vẫn chưa được coi trọng đúng mức nên các bậc làm cha mẹ đa số không có kiến thức, kỹ năng trong việc dạy con phòng, tránh, xử lý trước các nguy cơ xâm hại,” ông An nói.

Nguyên nhân thứ hai, theo ông An, là giáo dục ở nhà trường. Ông An cho rằng việc giáo dục giới tính, kỹ năng sống cho học sinh ở các trường hiện nay còn bị coi nhẹ, chủ yếu tập trung vào các môn học kiến thức cơ bản như toán, văn, ngoại ngữ… “Nhà trường bây giờ nhồi nhét các kiến thức bác học mà không quan tâm đến giáo dục đạo đức và các kỹ năng sống để bảo vệ các em, không có thời gian tiết học, không có tài liệu để dạy. Bản thân thầy cô cũng không có kiến thức về vấn đề này. Tôi dám khẳng định như vậy. Ở các nước, người ta đưa giáo dục giới tính, tình dục cho trẻ từ rất sớm. Giáo dục giới tính phải đưa vào từ mẫu giáo, giáo dục tình dục phải đưa vào từ khi trẻ bắt đầu đến tuổi dậy thì,” ông An nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Trọng An, để bảo vệ trẻ em, Luật Trẻ em đã quy định trách nhiệm của 17 cơ quan chức năng. Tuy nhiên, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn xảy ra cho thấy các đơn vị này chưa hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, pháp luật lại chưa thực sự xử lý nghiêm minh các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, nên thiếu tính răn đe.

“Trong thời gian qua có một sự khiếm khuyết nghiêm trọng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, có sự đánh tráo khái niệm, không công bằng, không thực hiện đúng công lý về các vụ xâm hại trẻ em, như là sự dung túng cho việc phát triển thêm, gia tăng thêm các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em,” ông An nhận định.

17 cơ quan bảo vệ nhưng trẻ vẫn nguy hiểm? ảnh 3

Ông An cũng đưa ra các ví dụ điển hình cho thực trạng này như vụ thầy giáo ở Bắc Giang sờ soạng thân thể của 13 học sinh nữ lớp 5 nhưng Công an Bắc Giang lại cho rằng không đủ căn cứ để kết tội thầy giáo dâm ô, và giáo viên này được chuyển sang công tác tại một trường tiểu học khác. “Để giảm thiểu tình trang xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, thì phải coi trọng giáo dục gia đình, chú trọng giáo dục giới tính và kỹ năng trong các nhà trường. Các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đúng trách nhiệm trong bảo vệ trẻ em và phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo tính răn đe,” ông An nói.

Trước tình trạng xâm hại trẻ em gây nhức nhối dư luận, ngày 19/4 tới đây, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ có cuộc họp riêng về vấn đề đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tội xâm hại tình dục trẻ em và giải pháp trong thời gian tới.

TIN LIÊN QUAN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.