Tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai

Tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai ảnh 1
Đứa trẻ sinh ra bị tự kỷ đã là một thiệt thòi lớn nhưng đau khổ hơn ai hết chính là những người làm cha mẹ.

_______________

Tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai ảnh 2

“Con trai tôi – Austin - là một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. Điều này khiến tôi lo lắng khi nghĩ về lúc con tôi lớn lên, khi tôi không thể ở bên cạnh để trở thành đôi mắt, đôi tai và giọng nói của nó.

Đi chơi công viên không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm tốt với chúng tôi. Ở đó rất ồn ào, đông đúc và có những người thích nhìn chằm chằm vào người khác. Chuyến đi đến công viên của chúng tôi thường có ba kết quả. Con trai tôi sẽ bị khủng hoảng ngay khi vừa đến nơi. Nếu may mắn hơn một chút, Austin không bị khủng hoảng và có tâm trạng tốt thì thằng bé sẽ bị kích thích quá mức và có thể cư xử theo cách khiến những đứa trẻ khác khó chịu. Nếu cả hai điều trên không xảy ra thì thằng bé sẽ thờ ơ với mọi thứ, ngồi một góc cách xa những đứa trẻ khác và nhìn chằm chằm về phía chân trời.

Là một người mẹ của đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, tôi chú ý rằng cậu bé đó đã chăm chú nhìn Austin một lúc. Cậu bé đến gần Austin, dừng lại một lát rồi rủ Austin chơi cùng. Austin luôn bị kích thích khi một đứa trẻ khác thể hiện sự quan tâm đến nó, vì vậy nó đã thực sự phấn khích và tạo ra một số âm thanh hạnh phúc. Cậu bé vẫn lặng lẽ nhìn. Khi Austin bình tĩnh hơn một chút, tôi nói với cậu bé kia rằng con trai tôi không thể nói chuyện và có thể không biết chơi. Không một phút chần chừ, cậu bé đề nghị giúp Austin chơi.

Hôm đó lại là một ngày “nhìn về chân trời”. Tôi thử cho thằng bé chơi xích đu. Austin lại gần chiếc xích đu, quan sát những đứa trẻ đang đung đưa, vỗ tay rồi lại quay trở về góc yên tĩnh của mình. Tôi thử huých thằng bé vài lần nhưng chẳng có gì thay đổi. Ngay sau đó, một cậu bé tầm tuổi Austin đã đến gần nó.

Là một người mẹ của đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, tôi chú ý rằng cậu bé đó đã chăm chú nhìn Austin một lúc. Cậu bé đến gần Austin, dừng lại một lát rồi rủ Austin chơi cùng. Austin luôn bị kích thích khi một đứa trẻ khác thể hiện sự quan tâm đến nó, vì vậy nó đã thực sự phấn khích và tạo ra một số âm thanh hạnh phúc. Cậu bé vẫn lặng lẽ nhìn. Khi Austin bình tĩnh hơn một chút, tôi nói với cậu bé kia rằng con trai tôi không thể nói chuyện và có thể không biết chơi. Không một phút chần chừ, cậu bé đề nghị giúp Austin chơi.

Tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai ảnh 3

Tôi đã không thể nói được gì và nếu cậu bé đó đưa tay ra để nắm tay Austin, tôi sẽ trở nên bối rối. Thật may là điều đó không xảy xa. Lúc này, Austin đã mất hứng thú, vì vậy tôi đã lịch sự cảm ơn sâu sắc “thiên thần nhỏ” đó và bảo cậu bé hãy cứ tiếp tục chơi. Sau đó, tôi nhận thấy mẹ của cậu bé đang chăm chú theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi. Tôi nở nụ cười rạng rỡ với cô ấy và nói rằng con trai cô ấy thật tuyệt vời. Cậu bé ấy đã cho tôi hy vọng và làm cho một ngày của tôi tươi sáng hơn.

Trong thế giới nơi mà con trai tôi thường bị coi là vô hình và sự hiện diện của chúng tôi chỉ là sự tình cờ thì thật tuyệt vời khi có ai đó quan tâm đến thằng bé hơn cả “sự kỳ lạ” của nó. “Sự chấp nhận” có vẻ là một từ ngữ có ý nghĩa lớn nhưng nó thực sự có thể đơn giản hơn nhiều - một cử chỉ, một ý định, một nụ cười, một cái ôm. Giống như cậu bé đó. Nếu thế giới có thể giống như “thiên thần nhỏ” kia, những người mẹ như tôi có thể dễ thở hơn một chút và những đứa trẻ như con trai tôi sẽ được coi trọng hơn một chút.”

Tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai ảnh 4

“Con trai tôi tên là Zac. Và thằng bé bị tự kỷ. Cách đây vài tuần, chúng tôi đã đến một công viên nước trong nhà, có cột bóng rổ và vài đứa trẻ đang chơi ở đó. Con trai tôi rất vui vẻ theo dõi trận đấu, nó cứ nhảy vòng quanh vô cùng thích thú. Sau đó, một trong số những đứa trẻ ở đó đã hỏi con trai tôi rằng có muốn chơi cùng hay không. Đứa trẻ đó thật tốt bụng và chân thành. Nhưng Zac đã không trả lời. Đứa trẻ kia đợi một lúc rồi lại rời đi và tiếp tục chơi. Buổi tối ngày hôm đó, tôi đã suy nghĩ về sự việc này và tự hỏi rằng tôi đứng ở bên nào của sự việc này. Con trai tôi không thể phản hồi lại đứa bé kia vì chứng tự kỷ của mình mặc dù nó rất quan tâm đến trận đấu; hay là đứa trẻ đã cố gắng tỏ ra thân thiện rồi lại từ bỏ kia? Tôi tự hỏi điều gì cần phải được thay đổi - con trai tôi hay thế giới xung quanh nó?

Mỗi năm, tôi chứng kiến con trai mình đứng bên cạnh chiếc bánh sinh nhật mà không có bạn bè nào chúc mừng. Tôi thấy con mình ở trường, đi bộ một mình cùng với người phụ trách, không một người bạn nào nói chuyện cùng hay cùng ngồi trên ghế trong nhà ăn. Tôi thấy thằng bé ở trong các cuộc tụ tập gia đình và các bữa tiệc, lăn lộn vô tư trên một chiếc ghế dài ở trong góc, cách xa những đứa trẻ đang túm năm tụm ba chơi đùa với nhau. Tôi nhìn thấy được sự lấp lánh trong mắt con mình khi một đứa trẻ đến gần nó và sau đó là sự trống rỗng xuất hiện khi Zac không thể giao tiếp. Tôi thấy những đứa trẻ tò mò, thân thiện và tốt bụng đến gần Zac, chào, khen ngợi và muốn thằng bé chơi cùng bọn chúng. Những đứa trẻ muốn tìm hiểu và tiếp cận Zac nhưng sự lặng im của con trai tôi đã từ bỏ cơ hội đó. Ai là người có lỗi bởi sự cô đơn của thằng bé? Là những đứa trẻ đã từ bỏ Zac hay là con trai tôi - người mắc chứng tự kỷ?

Có lần tôi mang chiếc iPad bị vỡ màn hình đến cửa hàng sửa, cậu thanh niên ở cửa hàng hỏi nguyên nhân. Tôi bình tĩnh trả lời rằng con trai tôi đã ném nó xuống từ trên cầu thang. Thằng bé thích nhìn mọi thứ rơi. Cậu thanh niên tỏ ra kinh ngạc trước sự bình tĩnh đến bất cần của tôi.

Tôi tự hỏi rằng nhiều người xung quanh tôi có thể nghĩ gì về Zac - Đứa trẻ hư hỏng? Phá phách? Đứa trẻ tự kỷ đó, người đang đấu tranh để cảm nhận thế giới xung quanh và xử lý tất cả các vấn đề về giác quan mỗi phút mỗi ngày bị gắn mác hư hỏng dù không không có lỗi.

Tự kỷ không phải là lỗi của bất kỳ ai ảnh 5
Zac đã bị người khác cười nhạo, phớt lờ, bị đánh giá và xa lánh bởi thằng bé được chẩn đoán rằng sẽ có những cơn khủng hoảng không thể kiểm soát. Zac cũng được bảo vệ và đánh giá cao bởi những người tốt bụng và tin tưởng vào thằng bé. Tôi đã chứng kiến cả cái tốt và cái xấu. Zac đã trải qua tất cả. 

Thực tế, mỗi khi con trai tôi lên cơn khủng hoảng, có lẽ có một đôi mắt ngoài kia đã nhìn chằm chằm và phán xét thằng bé. Tôi lại tự hỏi rằng đó là lỗi của ai - con trai tôi, đứa trẻ bị tự kỷ hay sự thiếu hiểu biết của những người xung quanh?

Zac đã bị người khác cười nhạo, phớt lờ, bị đánh giá và xa lánh bởi thằng bé được chẩn đoán rằng sẽ có những cơn khủng hoảng không thể kiểm soát. Zac cũng được bảo vệ và đánh giá cao bởi những người tốt bụng và tin tưởng vào thằng bé. Tôi đã chứng kiến cả cái tốt và cái xấu. Zac đã trải qua tất cả. Và thằng bé chỉ mới 10 tuổi!

Mỗi khi tôi gặp phải tình huống khó xử, tôi phải đứng ở giữa và nhìn vào cả hai phía và cố gắng tìm ra những lời giải thích cho những gì đã xảy ra. Con trai tôi phải đối mặt với vô số những thử thách khiến thằng bé trở nên độc nhất, nhu cầu của nó - là sự khác biệt, kỹ năng của nó - là sự tách biệt. Tôi không chắc sẽ đổ lỗi cho ai đó về những tổn thương mà Zac phải chịu.

Con trai tôi mắc chứng tự kỷ và đó không phải là lỗi của nó. Đó cũng không phải của tôi, hay bất kỳ ai khác. Và khi không có ai để đổ lỗi, thì đó là một con đường đầy thử thách.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.