50 năm Con đường Hạnh phúc: Kỳ tích đã đi vào văn chương

Đường Hạnh Phúc (Hà Giang) đẹp như mơ, đầy chất bi hùng, lãng mạn với những cung đường hiểm trở như Cổng trời Quản Bạ, dốc Chín Khoanh, đèo Thẩm Mã, đỉnh Mã Pì Lèng... đã đi vào huyền thoại.
50 năm Con đường Hạnh phúc: Kỳ tích đã đi vào văn chương
Ngày đó, thanh niên xung phong tham gia mở đường Hạnh Phúc lao động rất hăng say. Sau mỗi ngày những kiện tướng đục lỗ choòng, phá đá, đập đá dăm lại được thông báo càng làm tăng thêm quyết tâm lao động giỏi trong mỗi đoàn viên, thanh niên. “Ai chưa đến công trường hãy đến thăm một lần cho biết/ Đến mà xem tận mặt những anh hùng thanh niên”. Đây là câu của nhà văn Nguyễn Tuân khi ông đến thăm công trường.
Càng lên cao, đi xa thì càng gian nan vất vả, những đoạn kè cua gấp hàng trăm mét, trông đã choáng ngợp, con đường chỉ như dải lụa vắt vẻo theo triền đá. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao năng suất lao động, hàng loạt sáng kiến như: Dùng bao tải gai cho hai đoạn tre làm ky khiêng đất đá, chỗ nào có đất dùng bàn chang gỗ kéo đất, đóng xe cút kít chở đất đá đổ xuống vực, dùng nước đổ vào lỗ choòng, dùng vỏ bắp ngô buộc vào choòng đục đá để tránh nước bắn lên mặt, lên người...
Những sáng kiến này đã đưa năng suất lao động tăng 150 - 300% so với giai đoạn đầu mở tuyến. Vách cao, vực sâu, đá gan trâu, gan gà nên choòng đục chỉ dùng được vài giờ đã cùn, đã mẻ. Những người thợ chữa choòng thường thức trắng đêm để rèn choòng cho hôm sau anh em có công cụ lao động.
Trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu thốn thì việc thiếu nước là nan giải nhất. Mỗi buổi sáng, một người được phát một ca nước khoảng 1lít nước vừa dùng để đánh răng, vừa để rửa mặt, rửa mặt xong còn phải giữ lại nước ấy để đem đi đục lỗ choòng. Một tuần mới được ngày nghỉ để đi cả chục km tìm nguồn nước tắm. Trong bài thơ viết về công trường, nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Rửa mặt xong nửa ca nước đổ dồn/ Chiều rửa chân tay đem ra giặt/Giữ lại hôm sau đổ lỗ choòng”.
Chặng cuối cùng của con đường là đoạn từ Đồng Văn sang Mèo Vạc dài 28 km đầy khó khăn, nguy hiểm, vách đá dựng đứng, chất đá rắn, điều kiện thi công hết sức khó khăn, đặc biệt là 2.000m đoạn Mã Pì Lèng không chỉ vách dựng đứng mà còn chênh vênh trên vực sâu thẳm của dòng sông Nho Quế, dốc cao đến mức ngựa đi qua phải bạt vía, lạc hơi. Ban chỉ huy công trường đã tuyển chọn 30 thanh niên khỏe mạnh vào đội “Dũng cảm” (còn gọi là đội Cơ dũng) để thi công đoạn qua đỉnh Mã Pì Lèng.
50 năm Con đường Hạnh phúc: Kỳ tích đã đi vào văn chương - anh 1

Đường Hạnh phúc ở Hà Giang.

Các nhà văn, nhà báo đã ca ngợi sự kiện mở đường Hà Giang - Đồng Văn là một kỳ tích. Nhà văn Mã Anh Lâm trong tác phẩm: "Kỳ tích Mã Pì Lèng và con đường mang tên Hạnh Phúc" đã viết: "Lên đỉnh Mã Pì Lèng chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi, ngắm hình sông, thế núi vời vợi chất ngất, cảm nhận vẻ đẹp vô cùng của đất nước mình… không ai không cảm động khi chứng kiến diện mạo vùng cao biên giới đổi thay, con đường nâng bước cả cao nguyên xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thỏa nguyện những người đã ngã xuống". Có những nhân chứng sống sau này đã tự thuật: “Suốt mấy năm ròng, không có lúc nào ngẩng mặt lên cổng trời để thấy những gì mình vượt qua nó vĩ đại tới mức nào”.

Với tổng ngày công sử dụng 2.246.321,5 công; đào đắp 2.899.638m3 đất đá. 42 cây cầu dài từ 5m đến 5,4m; 392 chiếc cống rộng từ 0,5m đến 2m. Tổng số tiền đã chi cho con đường: 5.549.201đồng. (Lúc đó lương công nhân lao động bậc 1 là 37đồng/tháng).

50 năm đã qua đi nhưng những năm tháng mở con đường Hạnh Phúc Hà Giang - Đồng Văn vẫn còn in đậm trong tâm khảm của các cựu thanh niên xung phong, như những dòng sau đây của nhà thơ Xuân Diệu trong thiên bút ký “Bản anh hùng ca giao thông”: "Tôi cảm ơn một ngày tháng 7 năm 1964, đời người của tôi được nới rộng thêm ra một gian hay một toa, thật ra là được bồi đắp thêm một thế giới; từ tháng ấy, năm ấy, đời tôi và tâm trí tôi được giàu lên thêm cái thế giới của ĐƯỜNG ĐI... Xin cho tôi ưu tiên viết về hai chương anh hùng ca như đôi câu đối trên núi dưới nước rất xứng nhau trong bản Anh hùng ca Giao thông vĩ đại.

Chương anh hùng ca thứ nhất diễn ra ở trên tỉnh Hà Giang. Khi chúng tôi đến thì con đường Hạnh Phúc, nhìn lên bản đồ thấy cao chót vót đã làm xong, nhưng hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai, tiếng thơm lao động vẫn còn... Mã Pì Lèng.

Mã Pì Lèng! Như một nóc nhà cheo leo của Tổ quốc, chiếc đèo sống - mũi- ngựa này thẳng đứng 90 độ, bao nhiêu khó khăn đã từng diễn trên đường Hà Giang - Đồng Văn thì bây giờ hầu như tập trung trên cái quãng đèo danh bất hư truyền này của đường Đồng Văn - Mèo Vạc... con đường nổi sóng nổi gió ở giữa lòng đá rắn ấy, sẽ lặng yên bình tĩnh uốn khúc như sông đã êm, hoàn thành một tráng khúc mở đường trên núi cao cho Tổ quốc!”.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm

Hà Nội lọt top 10 điểm đến yêu thích năm 2015

Mê đắm với những khu vườn tuyệt đẹp ở xứ sở mặt trời mọc

Khám phá 10 vịnh biển đẹp nhất miền Nam Trung Bộ

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.