8 kiến nghị của nữ giáo viên gửi Bộ trưởng Giáo dục

Ám ảnh với sáng kiến kinh nghiệm, với sổ sách hành chính và những kỳ tập huấn trong dịp hè... là phản ánh của giáo viên Phan Trần Thủy Tiên tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
8 kiến nghị của nữ giáo viên gửi Bộ trưởng Giáo dục

Tôi xin chúc mừng khi ông được Quốc hội tín nhiệm phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Tôi vui mừng khi nghe ông chia sẻ quan điểm trên cương vị mới là "thành tâm lắng nghe và tạo điều kiện để các bậc cao minh, trí giả cũng như người dân bình thường đều có thể hiến kế hoặc đưa ra những suy nghĩ tâm huyết của mình".

Giữ trọng trách này là vinh dự lớn, nhưng cũng gánh trên vai trách nhiệm nặng nề khi nền giáo dục đang bước vào thời kỳ đổi mới. Tôi hy vọng tư lệnh mới sẽ mang lại luồng sinh khí cho nền giáo dục nước nhà.

Thưa Bộ trưởng, tôi nghĩ rằng giáo dục giống như cây hoa vậy. Để có một bông hoa đẹp không phải đi chăm cành tỉa ngọn mà phải bón từ gốc rễ. Rễ có tốt thì mới sinh ra hoa đẹp. Tôi thấy các vị bộ trưởng tiền nhiệm ít quan tâm đến gốc rễ mà cứ "bón" trên cành vì thế mà giáo dục "cải nhưng không đúng cách".

Gắn bó với nghề gần 10 năm, tôi thấy có quá nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục nước nhà. Tôi xin góp một số ý kiến, cũng là tâm tư của nhiều giáo viên với mong muốn góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Mong rằng Bộ trưởng bớt chút thời gian để lắng nghe chúng tôi nói.

Giáo viên không nên thay nhà trường làm công việc thu tiền học sinh

Khi giáo viên nhắc nhở phụ huynh hoàn thành các khoản thu thì phụ huynh cho rằng giáo viên chỉ biết đến tiền và tiền. Nhiều phụ huynh dứt khoát không chịu nộp, mặc giáo viên đến tận nhà hay dùng mọi cách từ phân tích đến thuyết phục vẫn vô tác dụng. Một số phụ huynh còn chửi giáo viên và coi họ như "khách không mời mà tới" đuổi cô như đuổi tà.

Nhà trườmg thì phó mặc trách nhiệm hết cho giáo viên. Một số trường, hiệu trưởng còn "giao khoán" phải thu đủ những khoản này nếu không giáo viên sẽ bị gán tội không hoàn thành nhiệm vụ, hạ bậc thi đua. Lo sợ công sức cả năm phấn đấu đổ sông đổ biển, thầy cô ngậm ngùi bỏ tiền nhà vào bù cho học sinh. Bộ trưởng chắc sẽ không bao giờ hiểu được cảnh trên thì hiệu trưởng đòi "trảm" mà dưới thì phụ huynh khinh thường. Nhiều lúc có cảm giác thật nhục nhã, không giống là giáo viên gì cả.

8 kiến nghị của nữ giáo viên gửi Bộ trưởng Giáo dục ảnh 1

Giáo viên ngoài chuyên môn dạy học đang kiêm nhiệm quá nhiều việc.
(Ảnh minh họa: K.N).

Phân bố lại thời gian giảng dạy đảm bảo tính công bằng giữa các cấp học

So với các bậc học trên, giáo viên mầm non nhiều khi phải làm việc tới 11-12 tiếng mỗi ngày, chưa kể thời gian chuẩn bị đồ chơi, dụng cụ học tập, soạn giáo án. Nhiều giáo viên phải đến sớm để nhận các con và về muộn khi phụ huynh tới đón cháu cuối cùng về nhà. Họ vẫn chỉ được tính như làm 8 tiếng, không được hưởng chế độ làm thêm giờ. Họ bị vắt kiệt sức lao động nên nhiều giáo viên yêu nghề nhưng không bám trụ nổi. Đừng để giáo viên mầm non trở thành "osin có bằng cấp".

Chăm sóc và Dạy dỗ phải được phân bố độc lập, rõ ràng. Phải có một đội ngũ bảo mẫu chuyên phụ trách dinh dưỡng và khâu chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Giáo viên chỉ nên tập trung vào chuyên môn dạy học, như thế chất lượng mới nâng cao, hạn chế tình trạng một giáo viên phải trông nom quá nhiều trẻ, không đảm bảo được an toàn cho các em vì trẻ rất hiếu động. Nếu giáo viên dạy thêm giờ (quá 8 tiếng) phải được hưởng chế độ thêm giờ, khích lệ, giúp họ thoải mái về tinh thần để làm việc.

Các khoản thu nộp của giáo viên cần phải minh bạch

Có quá nhiều khoản mà giáo viên phải trích lương để nộp như: Quỹ Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, ủng hộ người nghèo… và giáo viên chỉ biết "hưởng ứng" đều đặn chứ không biết tấm lòng của mình có đến được nơi cần đến hay không.

Cho giáo viên được nghỉ hè trọn vẹn

Điều đặc biệt nhất của nghề sư phạm so với các nghề khác chính là có thời gian nghỉ hè. Nhưng thời gian nghỉ hè của giáo viên hiện nay ngày một bị bó hẹp vào những công việc của trường lớp như đi làm phổ cập, làm khuôn viên trường lớp… khiến cho nghỉ hè mà giáo viên cũng ăn không ngon ngủ không yên. Bộ nên quy định thời gian nghỉ hè cho giáo viên cụ thể hơn.

Sổ sách hành chính "giết chết" thời gian của giáo viên

Điều này trở thành ám ảnh với nhiều thầy cô. Chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian để hoàn thành hàng chục loại sổ sách, hồ sơ, nhiều loại giấy tờ chỉ làm để đối phó. Sau giờ đứng lớp là giáo viên lao vào làm giấy tờ sổ sách mà không hết việc, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đầu tư cho chuyên môn dạy học cũng như đời sống của họ.

Ám ảnh với sáng kiến kinh nghiệm

Từ bao giờ, sáng kiến kinh nghiệm trở thành nỗi ám ảnh, áp lực cho chúng tôi. Sáng kiến kinh nghiệm là những ý tưởng mới, mang tính khoa học, tính thực tế mà người viết "vắt óc" nghĩ ra. Bản thân người viết cũng phải có thời gian công tác lâu dài mới có thể đúc rút ra những kinh nghiệm, sáng kiến. Nhưng năm nào, giáo viên nào cũng phải viết thì lấy đâu ra sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả? Nhiều lúc, đó là những bản sao chép "râu ông nọ chắp cằm bà kia" không có chất lượng.

Hãy để giáo viên có tiếng nói

Hiện nay có tình trạng trước kỳ bỏ phiếu thì hiệu trưởng, hiệu phó làm việc như chong chóng, nhiệt tình, thân thiện để ghi điểm với cấp dưới nhằm "lấy lòng mua phiếu". Nhưng một khi đã ngồi trên ngai thì ngược lại hoàn toàn họ làm việc thiếu trách nhiệm hay độc đoán, bảo thủ không cần biết đến cấp dưới là gì. Tôi kiến nghị mỗi năm nên lấy phiếu đánh giá của giáo viên đối với ban lãnh đạo cuối nhiệm kỳ, tổng hợp những đánh giá đó để làm cơ sở để đánh giá năng lực của Ban lãnh đạo nhà trường.

Còn quá nhiều bất cập trong mô hình VNEN

Cần phải có đánh giá lại ưu nhược điểm để có quyết định tiếp tục hay dừng lại mô hình này.

Tôi mong khi đọc được bài viết này, Bộ trưởng sẽ có nhìn nhận sâu sắc hơn về thực tế giáo dục Việt Nam, có những thay đổi đúng đắn hơn mang lại hiệu quả cao. Chúc ông sức khỏe, nhiều thành công trong nhiệm kỳ của mình.

Theo VnExpress

Bình luận

lan

Bài viết hay và sát với thực tế. Riêng phần HT thì nên 5 năm luân chuyển; nhiệm kỳ để 10 năm quá dài. Tại sao GV phải chuyển vùng xa; vùng gần; trong vùng mà Lãnh đạo lại kg😂👍

Thích Trả lời

Nguyễn Thị loan

Trước hết biết ơn báo NGÀY NAY đã đăng bài của cô giáo, Tám điều mà cô giáo gửi bộ trưởng rất đúng rất thực tế mà chỉ có gv trực tiếp dạy ở các điểm trường mới thấu hiểu, thỉnh thoảng các cán bộ về kiểm tra báo trước hay đột xuất chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, lúc đó đẹp tốt nhà trường khoe ra, xấu xa đậy lại. Còn những điều gốc dễ để thay đổi chất lượng giáo dục lại không nằm ở mỗi gv có năng lực hay không? xin thưa đã là thầy cô thì phải đủ bản lĩnh và tự tin mới dám đứng trên bục giảng? Mỗi thầy cô có mặt mạnh, yếu khác nhau. Bộ trưởng giáo dục là gì? Cũng xuất phát từ một thầy giáo, nhưng thầy giáo này không kinh qua bậc giáo dục từ mầm non đến Trung học cơ sở, thầy chỉ dạy bậc cao thôi, Vậy thì làm sao thầy thấu hiểu nỗi lòng của gv các bậc học dưới? Mà thầy nghĩ đổi mới là bỏ biên chế cho gv và nhà trường cạnh tranh nhau? thầy bộ trưởng nghĩ đội ngũ hiệu trưởng trường học là cao minh sao? Thầy cũng như các bậc lãnh đạo đang nhầm hoặc là bị lừa? Chỉ có nằm trong chăn mới biết chăn có giận? Cổ nhân nói không sai. Xin lỗi thầy bộ trưởng và các vị lãnh đạo chính đội ngũ hiệu trưởng mới là những thành phần làm tụt lùi chất lượng giáo dục phổ thông? Nhũng người đang là hiệu trưởng trong đó có 3/4 là chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, chủ yếu là họ lên hiệu trưởng bằng mối quan hệ và tiền bạc. Bộ trưởng cứ kiểm chứng mà xem? Hiệu trưởng nam thì phải biết uống rượu chơi bài, Hiệu trưởng nữ thì phải xinh đẹp và biết hát và biết uống rượu... Và đặc biệt là họ phải biết báo cáo thành tích. Mỗi năm họ chỉ định gv nằm trong ê kíp của họ đăng ký cscđ, gvg cho đủ chỉ tiêu kế hoạch, các gv đó là dạy thể dục, Mỹ thuật,.. Cả năm dạy hời hợt chỉ cần 45 phút diễn một giờ sau đó thành gvg các cấp, nếu gv nào không đạt HT đi xin người chấm cho, có gvg còn không biết soạn giáo án nhờ gv khác soạn hộ vậy mà đi thi vẫn đạt gvg tỉnh? .... Đây chỉ là ví dụ điển hình. HT muốn gv nào bị cô lập thì được cô lập, không hoàn thành nhiệm vụ là được ngay? có trường thừa gv nhưng HT vẫn hợp đồng gv mới về? Phân công gv toán trong biên chế dạy thêm thể dục với công nghệ, gv văn dạy công dân để cho gv hợp đồng dạy toán với dạy văn? HT thiếu và yếu năng lực chuyên môn và năng lực quản lý mỗi kì sơ kết tổng kết, HT điều động cả chục gv hỗ trợ viết báo cáo, vì HT không biết soạn thảo văn bản? HT không biết tiếng Anh đi dự giờ tiếng Anh HT nhận xét: cô giáo còn dùng nhiều tiếng Việt quá, hết. .. Thưa bộ trưởng đó chẳng phải nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái chất lượng giáo dục sao? tất cả những việc tôi vi dụ ở đây là những điều " thực mục sở thị " nếu nói hết nói đúng thì chỉ có Nam Cao cái thế mới đủ kiên trì viết được hết về hiện thực giáo dục bậc phổ thông nước ta. Đấy là chưa kể hiện tượng hs đánh nhau hội đồng ghi hình tung lên mạng, học sinh giết người cướp của giấu xác phi tang, hs đánh nhau tay đôi với thầy cô.... Hệ quả của bộ máy quản lý yếu kém. Rất tiếc bộ máy quản lý không sử dụng những gv dám nói dám làm? Mong bộ trưởng đọc được những tâm huyết này mà có quyết sách lấy lại lòng tin cho gv và đưa chất lượng giáo dục đi đúng hướng đúng cách, đừng bị lừa bởi những bản báo thành tích hình thức. Chúc bộ trưởng sức khỏe và sáng suốt. Chúc quí báo Ngay Nay luôn là Tiếng nói của lòng dân.

Thích Trả lời

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .