Trong 12 tháng kể từ sau cuộc rút lui hỗn loạn khỏi Kabul, một số người Afghanistan đã hoan nghênh sự cải thiện an ninh của đất nước, nhưng việc phải vật lộn với nghèo đói, hạn hán, suy dinh dưỡng và tình trạng bất bình đẳng giới tràn lan khiến nhiều người dân Afghanistan cảm thấy chông chênh.
Hôm thứ Hai, một đám đông tại thủ đô Kabul, bao gồm các binh lính và quan chức Taliban, đã tụ tập tại quảng trường trước Đại sứ quán Mỹ để ăn mừng lễ kỷ niệm. Họ cầm các biểu ngữ trong đó có khẩu hiệu "khai tử nước Mỹ" và bắn chỉ thiên.
Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid cho biết: "Đây là ngày chiến thắng của sự thật trước sự giả dối và là ngày của sự cứu rỗi và tự do của đất nước Afghanistan”.
Trong một buổi lễ có sự tham dự của các bộ trưởng chính phủ Taliban, quyền ngoại trưởng Amir Khan Muttaqi cho biết sự cai trị của phong trào Hồi giáo đã mang lại an ninh ở những nơi mà Mỹ đã thất bại.
"Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, chúng tôi sẽ không để lãnh thổ của Afghanistan bị sử dụng để chống lại bất kỳ ai", ông Muttaqi khẳng định.
Một năm sau khi người Mỹ rút về nước, tình hình an ninh của Afghanistan đã được cải thiện đáng kể, mặc dù nhiều phần tử khủng bố của tổ chức IS vẫn tiến hành một số vụ tấn công nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, nền an ninh dù được đảm bảo vẫn không thể che lấp quy mô thách thức mà Taliban phải đối mặt trong việc đưa Afghanistan vào con đường tăng trưởng và ổn định kinh tế. Có những áp lực rất lớn đối với nền kinh tế nước này, một phần bắt nguồn từ các lệnh cấm vận của nước ngoài.
Viện trợ phát triển mà Afghanistan phụ thuộc rất nhiều đã bị cắt giảm do cộng đồng quốc tế yêu cầu Taliban tôn trọng quyền của người dân, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ bị hạn chế quyền tiếp cận công việc và giáo dục.
Taliban đang yêu cầu trả lại 9 tỷ USD dự trữ ngân hàng trung ương ở nước ngoài, nhưng các cuộc đàm phán với Mỹ gặp phải những trở ngại, trong đó chính quyền Washington yêu cầu một thủ lĩnh Taliban từ bỏ vị trí chỉ trong ngành ngân hàng.
Taliban từ chối nhượng bộ những yêu cầu này, nói rằng họ tôn trọng tất cả các quyền của người Afghanistan trong khuôn khổ luật Hồi giáo của họ.
Cho đến khi có sự thay đổi lớn về quan điểm của cả hai bên, vẫn chưa có biện pháp khắc phục ngay lập tức đối với tình trạng giá cả leo thang, thất nghiệp gia tăng và nạn đói sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến.
Khoảng 25 triệu người Afghanistan hiện đang sống trong cảnh nghèo đói, chiếm hơn một nửa dân số và Liên Hợp Quốc ước tính rằng có thể mất tới 900.000 việc làm trong năm nay do nền kinh tế đình trệ.
Fatima, một phụ nữ sống ở tỉnh Herat, cho biết dù không còn phải nghe tiếng bom đạn, nhưng trẻ em gái không được đến trường và nữ giới không có cơ hội đi làm.
Lần cuối cùng Taliban cai trị Afghanistan vào cuối những năm 1990, phụ nữ không được làm việc, trẻ em gái bị cấm đến trường và luật Hồi giáo nghiêm ngặt được thực thi một cách hà khắc, bao gồm cả việc hành quyết công khai.
Chính quyền Taliban tiếp tục được coi là một chính phủ bảo hộ với các bộ trưởng quyền lực, những người có thể lật ngược các quyết định của lãnh đạo tinh thần tối cao của nhóm.
Một số chuyên gia về hiến pháp và pháp lý nói rằng không phải lúc nào bộ luật đạo đức và pháp lý của đạo Hồi giáo sharia sẽ được giải thích và áp dụng trong thực tế.
Zalmai Nishat, một chuyên gia hiến pháp Afghanistan trước đây từng làm cố vấn chính phủ, cho biết: “Vấn đề rõ ràng nhất là không có sự thống nhất của luật pháp. Hiện tại luật lệ dựa trên ý tưởng bất chợt của thủ lĩnh Taliban và cũng là ý tưởng bất chợt của những người đang lãnh đạo thay mặt ông ta. Vấn đề này hết sức khó đoán."