Ăn gì ở xứ Ăng lê?

Ăn gì ở xứ Ăng lê?

Ẩm thực nước Anh hiện đại chính là sự hòa quyện của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Ấn Độ đến Italia, từ Tây Ban Nha, Ukraine đến Trung Quốc, Nhật Bản… và cả Việt Nam.

____________________

“Thiên đường hiện hữu khi tất cả đầu bếp là người Pháp, cảnh sát là người Anh, thợ máy là người Đức, người tình là người Ý và tất cả mọi thứ được sắp đặt bởi người Thụy Sĩ; Địa ngục là khi tất cả đầu bếp là người Anh, cảnh sát là người Đức, thợ máy là người Pháp, người tình là người Thụy Sĩ, và tất cả mọi thứ được sắp đặt bởi người Ý.” Đây là câu nói vui truyền miệng tồn tại lâu đời, có lẽ đã hàng thế kỷ ở châu Âu. Chà, vậy đồ ăn ở xứ Ăng lê có thật sự tệ đến thế?

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 1

Fish & Chips là một món thức ăn nhanh truyền thống của nước Anh, gồm cá phi lê tẩm bột chiên ăn kèm với khoai tây chiên. Có thể nói đây là món ăn Anh quốc phổ biến nhất trong mắt du khách nước ngoài.

Tôi từng có ấn tượng không tốt lắm về fish & chips ở chuyến đi Anh đầu tiên của mình, cách đây đã nhiều năm. Tôi vẫn nhớ bản thân đã háo hức muốn trải nghiệm ẩm thực địa phương, và gọi đại một suất fish & chips ở hàng đầu tiên mình nhìn thấy. Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà suất ăn nguội ngắt đó khiến tôi chẳng cảm nhận được một chút hương vị ngon lành.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 2

Mùa đông năm nay đi cùng bạn, và như một điều dĩ nhiên, cậu này cũng muốn thử món ăn “quốc hồn quốc túy” đó. Cùng sự trợ giúp của Trip Advisor - một ứng dụng du lịch, tôi dễ dàng tìm được một nhà hàng nhỏ ngay dưới chân London’s Eye (còn gọi là Mắt London, hay Vòng quay Thiên niên kỷ) tên là Great British Fish and Chips. Quán khá đông và được bài trí không khác gì một quán gà KFC ở Việt Nam (vì bản chất fish & chips là thức ăn nhanh của người dân xứ này). Cá và khoai lúc được đem lên đều còn nóng, giòn rụm khô ráo, không chút mỡ thừa, mềm ngọt tự nhiên, được nêm nếm phụ gia vừa miệng và suất ăn thât sự rất to. Giá một suất là 13 bảng (gần 400 ngàn đồng) vừa đủ cho tôi và cậu bạn ăn no nê. Trong thực đơn còn cả Chicken & Chips (gà rán khoai tây), xúc xích và khoai tây, hamburger và khoai tây, salad, bánh ngọt… để thực khách thêm lựa chọn.

Có lẽ đến giờ, tôi sẽ nói: các bạn hãy thử fish & chips khi tới Anh, nhưng nhớ đọc những đánh giá có sẵn trên mạng để chắc chắn mình có một bữa ăn ngon lành.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 3

Một bữa ăn sáng buffet ở khách sạn tôi ở rơi vào cỡ 10,5 bảng (300 ngàn đồng). Mức giá dành cho buffet là vừa phải, tuy vậy lựa chọn về món ăn không nhiều và ngày nào cũng lặp lại thực đơn với thịt xông khói, xúc xích, trứng rán, đậu hầm, khoai tây, cà chua, nấm, bánh mì nướng, đồ uống như cà phê hoặc trà, cùng ngũ cốc – có thể nói đây là một bữa ăn đầy đủ và kinh điển xứ này.

Người Việt mình thì thường ăn sáng gọn nhẹ thay vì thỏa sức trong một bữa buffet, nên chúng tôi đã bàn nhau ra ngoài đổi vị. Được một chị Việt kiều mách nước, cả hai đã lựa chọn tới một nhà hàng thuộc chuỗi nhà hàng – pub – khách sạn Wetherspoons để thưởng thức một suất English Breakfast (bữa sáng kiểu Anh) với giá 5,49 bảng (160 ngàn đồng), gồm trứng ốp, một thìa đậu ngọt hầm, 2 lát khoai giòn và 2 lát bánh mì kèm bơ lạt.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 4

Vốn dĩ, Wetherspoons nhắm đến việc cung cấp thức ăn và đồ uống giá rẻ cho thị trường đại chúng. Thực đơn thậm chí còn được bổ sung các lựa chọn tốt cho sức khỏe, không gây dị ứng, và cả xếp hạng calo cụ thể bên cạnh mỗi món ăn. Đây có lẽ là chuỗi quán rượu lớn duy nhất có lịch sử lâu đời (1979) mở tất cả các quán rượu của mình từ sáng sớm để phục vụ bữa sáng và cà phê. Wetherspoons đã tạo nên sự độc đáo của riêng mình khi có chiến lược chuyển đổi cả rạp chiếu phim hay ngân hàng cũ trở thành nhà hàng – quán rượu. Với những suất ăn to vừa phải, trang trí cổ điển và đẹp mắt, cùng giá thành hợp lý, Wetherspoons là một lựa chọn không tồi cho những bữa ăn sáng và trưa đơn giản, nhẹ nhàng.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 5

Khi lướt mạng, tôi đọc được mẩu tin anh chàng ca sĩ người Hàn nổi tiếng Kim Taehyung (BTS) từng ghé ăn ở Flat Iron - một quán beef steak (bò bít tết) ở Soho, nơi từng là khu phố nổi tiếng dành cho giới thượng lưu, và giờ hiện là một trong những khu phố hiếm hoi của London còn bảo tồn được những căn nhà từ thế kỷ 19. Cũng đọc được là quán rất đông và không thể đặt online trước, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm lên đường.

Flat iron tối ngày thường vẫn vô cùng đông đúc. Khi đến nơi, cậu nhân viên lấy số điện thoại liên hệ, kiểm tra danh sách, rồi bảo chúng tôi là một tiếng sau có thể quay lại, nhà hàng sẽ nhắn tin nhắc khi sắp đến thời gian.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 6

Sau một tiếng dạo quanh, cuối cùng cả ba cũng chen chân được vào quán. Nội thất bên trong bằng gỗ nâu ấm, các dãy bàn xếp san sát cạnh nhau nằm dưới ánh đèn vàng nhàn nhạt, khói thức ăn tử gian bếp bay lên lơ lửng quanh căn phòng. Chưa kịp ấm chỗ, tôi bỗng dưng thấy mùi... thum thủm thoảng qua rất nhanh, ngưng, rồi lặp lại. Tôi lập tức hạ giọng hỏi hai người bạn đi cùng, một người thì bảo như mùi mắm tôm, người còn lại thì chỉ nói đó là một thứ mùi kỳ quặc. Chúng tôi cau mày, hay mùi nhà vệ sinh? Sau đó, lại nhận ra nhà vệ sinh ở Flat Iron sạch bách, thơm nức mùi hương hoa. Lúc này bọn tôi mới vỡ lẽ, đây hẳn là một loại sốt hay phụ gia nặng mùi của một món ăn nào đó. Có vẻ như chúng tôi đã hơi hiểu cảm giác của những người không thể ngửi được sầu riêng, vì sao họ suốt ngày kêu rầm trời như vậy...

Về beef steak của Flat iron, tôi chọn cho mình một suất well done (thịt chín hoàn toàn), những thớ thịt bò mềm ngọt, ráo mà không bị khô, được xắt mỏng và phẳng, rắc chút tiêu, nước sốt phô mai thơm ngậy quánh mịn, cùng khoai chiên giòn. Một suất ăn vừa đủ để thấy vẫn thòm thêm. Giá của một suất bò là13 bảng, bằng với một suất fish & chips, bé hơn nhưng chất lượng hơn, thật sự là bõ công hơn một tiếng chờ đợi.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 7

Chợ Camden (Camden Market) ban đầu là một hội chợ thủ công mỹ nghệ nhỏ với vỏn vẹn 16 gian hàng và chỉ mở cửa vào Chủ nhật. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của chợ đã tăng lên nhanh chóng với hàng trăm gian. Đến nay, Camden Market đã trở thành khu chợ trời lớn nhất ở London, mở cửa cả tuần. Du khách có thể tới để khám phá những cửa hàng quần áo giày dép, hàng núi trang sức phụ kiện lấp lánh, những món lưu niệm retro, quán cà phê nổi tiếng, quán bar view tầng thượng cũng như quầy thức ăn đường phố (street food) phía Tây chợ Camden.

Ăn gì ở xứ Ăng lê? ảnh 8

Thực khách có thể mua đồ rồi đứng ăn tại những chiếc bàn cao đặt ngoài trời (những chiếc bàn nhỏ, chân trụ sắt, cao khoảng một mét thường thấy trong các bar), hoặc ở khu bàn ghế dài, hay trong những cabin kín gió. Buổi tối tháng 11 ở London khá lạnh, chúng tôi đã mua đồ ăn ở quầy đồ Thái và đồ Ấn, nán lại chờ những vị khách trong chiếc cabin gần nhất rời đi rồi mới tiến vào bên trong. Cabin rộng đủ cho 5, 6 người ngồi, có bàn ghế, đèn và tấm kính trong giúp chúng tôi vẫn có thể quan sát dòng người nhộn nhịp phía bên ngoài.

Đồ ăn ở quầy châu Á trong chợ Camden tương đối rẻ, suất 8 bảng (220 ngàn đồng) đầy đặn, nêm nếm hơi ngọt và dễ ăn. Tuy nhiên, phải nói là độ cay của món cà ri mà tôi gọi thật sự không thấm vào đâu so với cách nêm nếm như ở nhà.

* * *

Trong lịch sử, Anh từng là một trong hai nước có số lượng thuộc địa nhiều nhất thế giới. Sau này, theo dòng chảy nhập cư từ những người tị nạn chiến tranh, nước Anh đã và đang đón một lượng lớn người tứ xứ, mang theo những bí quyết nấu nướng đậm phong vị từng vùng. Theo đó, ẩm thực xứ Ăng lê hiện đại chính là sự hòa quyện của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Ấn Độ đến Ý, từ Tây Ban Nha, Ukraine đến Trung Quốc, Nhật Bản… và cả Việt Nam. Quả vậy, dễ dàng tìm thấy những món ăn nhanh có ngoại hình tương tự bánh mì kẹp thịt Việt Nam ở chuỗi cửa hàng Pret A Manger có mặt khắp nơi.

Cách đây hàng chục năm, các tour du lịch từ Việt Nam thường hay sắp xếp cho du khách đến ăn ở phố Tàu để đỡ “nhớ món ăn châu Á”. Còn hiện tại, việc trải nghiệm ăn uống ở Anh đã trở nên rất dễ dàng, cho dù đó là món Anh, món Âu - Á nói chung hay món Việt nói riêng. Bạn sẽ luôn biết cách để cân bằng những bữa ăn. Chẳng dễ gì mà rơi vào “địa ngục” như những câu nói vui truyền miệng nhắc đến ở đầu.

Bài: Quỳnh Hoa

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.