Lẩu thường được chế biến với rất nhiều nguyên phụ liệu tươi sống chứa rất nhiều sán dây như thịt dê, thịt bò, đặc biệt là thịt heo. Nếu không được chế biến kỹ, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm không bị diệt trừ hoàn toàn, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa. Nếu nấu quá chín thực phẩm lại bị mất dinh dưỡng.
Các cơ quan như khoang miệng, cuống họng và dạ dày của con người chỉ chịu được nhiệt độ cao tối đa từ 50 đến 60 độ. Khi ăn thực phẩm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày cấp tính. Nếu không được chữa trị kịp thời, dần dần gây ra bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.
Lẩu được đun sôi trong thời gian dài khiến cho các axit amin trong thực phẩm bị hòa tan phần lớn vào nước, sinh ra lượng lớn nitrite, đây là chất gây ra bệnh ung thư. Nếu thi thoảng ăn lẩu thì không chịu ảnh hưởng gì, nhưng ăn thường xuyên món ăn này sẽ dễ xuất hiện u ác tính ở đường tiêu hóa.
Ung thư đại trực tràng là một trong những hiện tượng thường gặp nhất về u ác tính trong hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu từ chế độ ăn uống không khoa học, đặc biệt thường gặp ở người trung niên.
Các chuyên gia khuyên mọi người nên tăng cường ý thức phòng bệnh bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý:
Giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn.
Kiêng ăn gia vị cay, không hút thuốc lá, uống rượu.
Chỉ ăn protein chất lượng cao, bữa ăn nên thanh đạm, nhiều rau.
Mỗi ngày chỉ ăn tối đa 65 g thịt, mỗi tuần không quá 500 g. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ (heo, dê, bò) thay bằng các loại thịt trắng (cá, tôm)
Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, quả khế, măng tây…
Chú ý bổ sung rau quả hàng ngày, đặc biệt là cà rốt, cà chua, quả bầu, cam, quýt, …để bổ sung vitamin C và carotin.
Ăn một lượng thích hợp quả óc chó, đậu phộng, các chế phẩm sữa, thịt nạc, hải sản để bổ sung vitamin E.
Thay thế một phần lượng thực chính như gạo, bột mì bằng lương thực phụ như ngô, sắn, khoai, đậu…
P.V