Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tuần trước dọn nhà, tôi thấy ngăn kéo dưới tủ có một túi nylon nằng nặng mà không nhớ là gì. Mở ra thì là chiếc túi đựng xác. Hai tháng trước, chúng tôi đã kết nối để 1 đơn vị dệt may ngoài Hà Nội may 10.000 chiếc túi gửi vào Tp. Hồ Chí Minh, chiếc túi còn giữ lại đây là túi mẫu. Mọi thứ trôi qua như cơn ác mộng, quá nhanh, quá đau đớn.
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

"Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng…”
(Trần Đăng Khoa)

Đã 2 thế hệ, người Việt Nam không còn phải đối mặt với chiến tranh, với những tổn thất to lớn về người và của, với tình trạng báo động khẩn cấp, với nỗi lo sợ, đề phòng và ly tán. Cho đến khi dịch COVID-19 tràn tới.

Một lần nữa, sau 4 thập kỷ, mỗi địa phương lại nằm trong những vùng cảnh báo nguy hiểm khác màu. Những đứa trẻ lại không được đến trường, gửi về quê “sơ tán”. Những người lao động không thể lao động, hàng hóa không thể thông thương, những con đường từ thành thị tới nông thôn vắng tanh như năm xưa báo động có máy bay giặc xâm nhập. Và hơn hết, có quá nhiều người chết.

Cuộc chiến với COVID, ở một số phương diện, thậm chí còn tồi tệ hơn những cuộc chiến gian khổ mà dân tộc Việt Nam đã trải qua.

Mẹ tôi, một người 16 tuổi lén nhét chì vào túi quần cho đủ cân nặng tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, nói rằng ngay cả trong những năm tháng ấy bà cũng không cảm thấy không khí nơm nớp lo sợ như những ngày chống dịch COVID. Căng thẳng và mệt mỏi, vì “giặc” không phải một thực thể có thể nhìn thấy, để có thể xung phong tiêu diệt, hay cài bẫy khôn ngoan. Những ca lây nhiễm cứ loang dần như những giọt mực đỏ nhỏ vào chậu nước. Từ một ca trong thành phố, rồi đến từng quận, từng phường, và chính khu phố của mình. Bệnh dịch khiến con người sợ hãi lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.

Một người bạn tôi, bác sỹ quân y, vào Tp. Hồ Chí Minh tăng viện. Những ngày bỏng cháy ấy, chúng tôi trò chuyện hằng đêm. Khó khăn nguy hiểm, anh và đồng đội nuốt vào lòng. Chỉ bật thành lời là sự thương cảm dành cho con người, dành cho đồng bào mình, những bệnh nhân nặng và không có đủ điều kiện chữa trị. Chạy như con thoi chăm sóc cứu chữa người bệnh của 8 phường, nhưng rảnh ra bất cứ lúc nào, bác sĩ đi xin hỗ trợ từ bạn bè, người quen. Trong những nỗ lực như muối bỏ biển, anh cố gắng đưa một phong bì vài trăm nghìn cho mỗi bệnh nhân qua khỏi, để họ bồi bổ. Tuần này anh mới hoàn thành nhiệm vụ, quay về Hà Nội. Bài thơ anh viết ngày trở về an lành cùng gia đình, có đoạn:

“Những ngày tháng chỉ có đồ bảo hộ
Bình oxy là vật bất ly thân
Anh mải miết lao vào từng hẻm nhỏ
Gõ cửa từng nhà, tìm tới mỗi người dân

Sài Gòn sốt ngoài trời và trong viện
Nắng như thiêu héo hon cả mạng người
Sao quên được những vầng trán nóng
Ai may mắn vượt qua, ai bất hạnh lìa đời...

Cuối cùng cũng qua một mùa Covid
Anh trở về kiêu hãnh với riêng em
Một bác sĩ, như trăm ngàn chiến sĩ
Thầm lặng xông pha, và thầm lặng quên mình”.

COVID-19 chưa biến mất, mỗi ngày cả nước vẫn có thêm cả chục nghìn ca nhiễm mới, mỗi tháng vẫn có thêm hàng nghìn người qua đời vì virus hiểm ác này. Hơn 100 triệu liều vaccine đã được tiêm, cùng các biện pháp phối hợp, đã góp phần đưa cuộc sống phần nào trở lại với nhịp bình thường. Những đường bay đã mở lại, hàng hóa đã thông thương, người dân đã có thể đi lại làm việc, thăm nom. Trẻ em đã được tiêm, và rồi chúng sẽ lại được tới trường.

Người dân Việt Nam chấp nhận chung sống với COVID-19, dũng cảm và hiểu biết.

Mạnh mẽ bước tiếp, nhưng tối nay, đúng 20h, chúng ta sẽ cùng tắt đèn và im lặng để tưởng nhớ tới những người đã nằm xuống trong 2 năm qua. Đại dịch đã cướp đi 23.000 sinh mạng, chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi. Đó là những người chúng ta quen biết, và không quen biết. Là một người lao động bình thường, hoặc một quân nhân. Là một người ông người bà, hay một lao động trụ cột của gia đình. Là một người vô gia cư không thể xác định danh tính, hay một nhà khoa học, một nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho xã hội. Như nhau, sinh mạng con người là trân quý, mọi sự ra đi đều là tổn thất, nhưng cũng để người được sống thấy trân trọng cuộc đời.

Xin cúi đầu thành kính tiếc thương và tưởng niệm đồng bào.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?