Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công trình dự án Cầu vượt Dầu Giây dự kiến hoàn thành trong vòng 1 năm sau khi khởi công. Thế nhưng, dự án triển khai phải mất 5 năm mới có thể được thông xe tạm. Chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn đảm bảo tiến độ nhưng "lời hứa gió bay"!
Cầu vượt Dầu Giây.
Cầu vượt Dầu Giây.

Sự chậm chạp khó hiểu

Theo tìm hiểu của Phóng viên Ngày Nay, dự án Cầu vượt Dầu Giây là hạng mục bổ sung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Đồng Nai - Lâm Đồng. Công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT, đã hoàn thành từ tháng 4/2015. Quốc lộ 20 là tuyến đường huyến mạch đi qua tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, nối TP.HCM với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Sau khi hoàn thành công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20, dự án còn dư vốn nên UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung xây dựng hạng mục nút giao Dầu Giây và tuyến tránh TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng).

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 1

Trụ đèn nhô ra ngoài thành cầu.

UBND tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng mong muốn 2 công trình sẽ tạo điều kiện để phát triển đô thị khu vực Thị trấn Dầu Giây và TP.Bảo Lộc. Trong đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết bổ sung phần vốn nếu còn thiếu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt bổ sung 2 hạng mục vào dự án và triển khai thực hiện từ năm 2017. Trong quá trình thực hiện, dự án Cầu vượt Dầu Giây đã phát sinh một số vướng mắc. Do việc quản lý đất hành lang đường bộ thuộc dự án Cầu vượt Dầu Giây qua nhiều thời kỳ có thay đổi, nên người dân không chấp thuận phương án bồi thường, dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng kéo dài gần 3 năm.

Đến ngày 10/8/2020, UBND huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) mới bàn giao mặt bằng còn lại cho dự án, làm tăng kinh phí giải phóng mặt bằng và tổng mức đầu tư dự án. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã duyệt điều chỉnh chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ khoảng 16,75 tỷ đồng lên 139,57 tỷ đồng. Dự án không được hoàn thuế VAT tương đương 360 tỷ đồng theo phương án tài chính của dự án do Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, dẫn đến thiếu vốn.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 2

Trụ đèn được gắn trên bệ bê-tông.

Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng bổ sung vốn 183,8 tỷ đồng còn thiếu cho dự án theo nội dung cam kết của UBND tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng, ngày 26/10/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng mới có văn bản về việc thống nhất bố trí 183,88 tỷ đồng từ ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 cho dự án.

Đoạn Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20 khu vực nút giao Dầu Giây có bề rộng mặt đường nhỏ (12 ÷ 16)m và lưu lượng xe rất cao. Để đảm bảo an toàn giao thông khu vực, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt thiết kế xây dựng mở đường đảm bảo giao thông với bề rộng lớn hơn đường cũ. Bộ Giao thông đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm theo phương án được chấp thuận.

Ngày 10/8/2020, huyện Thống Nhất mới bàn giao mặt bằng còn lại cho dự án và nhà đầu tư đã thu xếp ứng vốn, tiếp tục triển khai thi công Cầu vượt Dầu Giây.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 3

Cận cảnh trụ đèn được gắn trên bệ bê tông chỉ bằng 4 con ốc.

Chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn nhưng không thực hiện

Nút giao thông huyết mạch giữa hai tuyến quốc lộ thi công chậm chạp, gây ra nhiều hệ lụy. Người dân phản ánh, báo chí lên tiếng, các cơ quan chức năng địa phương cũng đã tiến hành làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công để đẩy nhanh tiến độ công trình. Trong các cuộc họp này, Chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn nhưng lời hứa "như gió thoảng mây bay".

Như vào giữa năm 2020, công trình cầu vượt Dầu Giây bất ngờ tạp dừng thi công không rõ lý do khi đạt 60% khối lượng. Bộ GTVT sau đó đã chỉ đạo về dự án nút giao thông Dầu Giây: “Khẩn trương triển khai thi công ngay và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương để bảo đảm thật tốt ATGT tại khu vực thi công.”

Dự án được thi công lại vào tháng 8/2020. Thế nhưng chỉ hơn một tháng sau công trình này lại tiếp tục ngừng vì không có tiền trả lương cho nhân công và thiếu tiền đổ dầu để các phương tiện máy móc hoạt động. Vào thời điểm này, ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó Ban QLDA 7 cho biết đã có chỉ đạo bên thi công nhanh chóng khởi công làm lại để không ảnh hưởng đến đời sống cũng như sinh hoạt của người dân.

Vào cuối năm 2020, đại diện chủ đầu tư cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ để thông xe trước Tết Nguyên đán nhưng sau đó lại tiếp tục dừng thi công. Công trình này cứ lặp đi lặp lại điệp khúc thi công rồi dừng, dừng rồi thi công. Theo người dân, công trình chỉ đông người vào những ngày đầu khởi công. Sau đó, gần như rất ít công nhân làm việc, có ngày cao nhất chỉ khoảng 10 người, có ngày chỉ 2-3 người.

Bước sang năm 2021, Chủ đầu tư dự án tiếp tục chây ì trong việc hoàn thiện dự án. Tại cuộc họp cuối năm, chủ đầu tư, đơn vị thi công cam kết sẽ hoàn thành hạng mục cầu vượt để thông xe trước ngày 31/12. Thế nhưng một lần nữa đơn vị này không giữ đúng lời hứa, kéo dài việc thi công sang tận Quý I năm 2022 mới thông xe tạm. Trong khi các hạng mục khác của dự án vẫn còn ngổn ngang.

Huyện Thống Nhất khẳng định dự án chậm tiến độ là do chủ đầu tư

Trong diễn biến có liên quan, ngày 01/3/2022, ông Mai Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đã ban hành Thông báo Kết luận tại buổi làm việc với các ngành và đơn vị chủ đầu tư về việc đảm bảo an toàn giao thông, tiến độ thi công hạng mục nút giao Cầu vượt Dầu Giây thuộc dự án khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đầu tư theo hình thức BT.

Theo đó, nguyên nhân chậm tiến độ thi công do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, đơn vị thi công chưa có kế hoạch thi công cụ thể, không tập trung nhân lực, vật lực, máy móc để quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công. Việc dự án hoàn thành chậm không những khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quá trình triển khai thực hiện dự án, công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường chưa được chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm đúng mức. Điều này khiến nút giao ngã tư Dầu Giây trở thành “điểm đen” về tai nạn giao thông.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 4

Cầu vượt Dầu Giây trước giờ thông xe.

Thông báo Kết luận của UBND huyện Thống Nhất đánh giá, nhiều năm qua, UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh và UBND huyện đã nhiều lần làm việc với chủ đầu tư và đơn vị thi công, yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công và có phương án đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường khi thi công.

Nhưng thực tế đến nay (đến ngày 01/3/2022 – PV), vẫn chưa thông xe kỹ thuật phần cầu chính và còn nhiều bất cập trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường chưa được chủ đầu tư, đơn vị thi công khắc phục.

Chiều 07/3, trao đổi với Phóng viên Ngày Nay liên quan đến trách nhiệm cho sự chậm trễ của dự án Cầu vượt Dầu Giây, ông Mai Văn Hiền khẳng định, chịu trách nhiệm trước mắt cho sự chậm trễ này là chủ đầu tư trong việc quản lý nhà nước, điều hành dự án và bố trí vốn. Về mặt địa phương đã hết sức phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 2: “Chậm như rùa!” ảnh 5

Google Maps xác định tên gọi dự án Cầu vượt Dầu Giây là Cầu Rùa

Những ngày qua, trên Google Maps đã xuất hiện địa danh khá mỉa mai liên quan đến Cầu vượt Dầu Giây. Thay vì mang tên cầu vượt Dầu Giây thì Google Maps đã hiển thị cây cầu này có tên Cầu Rùa. Một dự án cầu vượt dài khoảng 200 mét nhưng được thi công trong 5 năm đã được gán với tên Cầu Rùa khiến cư dân mạng phấn khích. Hy vọng với sự cải thiện trong thời gian tới của các cơ quan chức năng, tên gọi Cầu Rùa thực sự “biến mất” để trả lại tên Cầu vượt Dầu Giây thân quen của người dân khi lưu thông qua đây.

Bất cập tại Cầu vượt Dầu Giây - Bài 3: Từ “điểm nghẽn” giao thông thành “điểm đen” tai nạn

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.