Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM truyền hoá chất quá hạn cho bệnh nhân nhi

(Ngày Nay) - Ngày 25/6, anh Lê Thọ Vũ (SN 1986, quận Thủ Đức, TP.HCM) bố của bệnh nhân Lê Trần Khánh Chi (4 tuổi) bức xúc và lo lắng phản ánh việc con mình bị truyền 2 chai hóa chất quá hạn gần nửa năm.

Chai hóa chất hết hạn được truyền cho con anh Vũ. Ảnh: Bố bệnh nhân cung cấp
Chai hóa chất hết hạn được truyền cho con anh Vũ. Ảnh: Bố bệnh nhân cung cấp
Anh Vũ cho biết: "Con gái em 4 tuổi, bị suy tủy nặng (1 dạng ung thư máu). Được phát hiện vào từ tháng 7/2019, sau một thời gian điều trị không hiệu quả. Đến tháng 6/2020 bác sĩ Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM quyết định chuyển sang phương án hoá trị".
Theo đó, bé Chi sẽ được vào liên tục 14 chai thuốc có tên là Antithymocyte Globulin-Equine Thymogam. Bắt đầu từ ngày 23/6/2020. 3 chai thuốc đầu, thì an tâm vì có hạn sử dụng đến 2021.
Tuy nhiên, tới 7g ngày 24/6, khi nhân viên y tế tiến hành truyền cho bé Chi chai hóa chất thứ 5. Anh Vũ ra thùng chứa rác thải y tế, nhặt vỏ thuốc xem thử.
Cầm vỏ thuốc trên tay, anh Vũ tá hỏa vì cả 2 vỏ chai thuốc thứ 4 và thứ 5 có ngày sản xuất là tháng 2/2018, hạn sử dụng là tháng 1/2020. Anh Vũ vội chạy vào báo cho bác sĩ trực. Nhận được tin báo, nhân viên y tế vội chạy tới ngừng việc truyền hóa chất.
"Người ta nói, thuốc này phải vào liên tục 14 toa, trong vòng 4 ngày. Nhưng khi sự cố hết hạn xảy ra, con tôi đã bị gián đoạn hơn 1 tiếng đồng hồ. Chưa kể, sau khi truyền hơn 4 chai hóa chất có tên là Antithymocyte Globulin-Equine Thymogam, trong đó hơn 1 chai là thuốc quá hạn, đây là thuốc trị ung thư, vô cùng độc hại. Giờ họ bảo đổi thuốc, mà đổi thuốc đâu có đơn giản. Liệu sức khỏe con tôi có đủ để vào thuốc mới không? Hai hóa chất vào trong cơ thể thì sao? Thuốc quá hạn nửa năm, chất lượng có thay đổi, biến chất độc hay không?” - Anh Vũ lo lắng.
Sáng 25/6, khi nhận được phản ánh từ anh Vũ, phóng viên Ngày Nay đã gọi điện cho bác sĩ Phù Chí Dũng - Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM để làm rõ thông tin nhưng bác sĩ Dũng không bắt máy. Sau đó, chúng tôi gửi tin nhắn cho bác sĩ Dũng nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Ngày Nay sẽ tiếp tục vụ việc.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.