Bỏ hay giữ ‘Tết cổ truyền’: Một góc nhìn khác

Tết Nguyên đán chỉ là di sản của riêng người Kinh và các tộc người sử dụng âm dương hợp lịch, không phải của chung tất cả các tộc người Việt Nam, không liên quan đến truyền thống văn hóa các tộc người đang sử dụng các hệ lịch pháp khác. 

 

Trong Phần 1 bài viết này, người viết đã chỉ ra một vấn đề căn cốt chưa được đề cập đến trong cuộc tranh luận bỏ hay giữ Tết ta hiện nay, đó là các công ước quốc tế và khung pháp lý hiện hành. Có thể nói, sự nhận thức về “Tết” và “thực hành văn hóa Tết” ở nước ta hiện nay cơ bản còn nhiều điểm bất cập. Xuất phát từ góc nhìn của tộc người chiếm đa số trong cả nước, từ lâu Chính phủ đã mặc nhiên coi Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền của dân tộc/quốc gia; và việc cả nước được nghỉ làm việc vào dịp Tết Nguyên đán là đương nhiên. 

Không chỉ dừng ở đó, chính quyền nhiều địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc còn vận động đồng bào các tộc người Hà Nhì và H’mông bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Nguyên đán như người Kinh. Chính vì thế, một số công chức/viên chức/lao động trong các công ty/doanh nghiệp là người Hà Nhì và người H’mông sống xa nhà, muốn đón năm mới cùng gia đình theo truyền thống cha ông sẽ phải xin nghỉ phép. 

Ở khu vực người Chăm và người Khmer tuy không có tình trạng vận động đồng bào ăn Tết theo người Kinh, nhưng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, các cán bộ người Chăm, người Khmer muốn được đón năm mới trọn vẹn cùng gia đình cũng buộc phải nghỉ phép chứ không có chế độ riêng. Đến khi người Kinh và các tộc người theo âm dương hợp lịch ăn Tết Nguyên đán, các tộc người còn lại chỉ coi đó là những ngày nghỉ bình thường, không hề có ý nghĩa văn hóa hay tâm linh.  

Nhìn từ góc độ cộng đồng, các nhà trí thức, báo giới và các Facebooker hiện đang có 2 xu hướng trái ngược: “Bỏ” hay “Giữ” Tết Nguyên đán. Cuộc tranh luận trên mạng xã hội trong những ngày giao mùa đang ngày càng trở nên sôi nổi, nhưng phía Nhà nước chưa hề đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào. Cá nhân tôi không muốn tham gia vào cuộc tranh luận rất khó phân thắng bại này, chỉ xin đưa ra một vài ý kiến để khép lại bài viết này. 

Thứ nhất, việc viện dẫn các lý do liên quan đến hội nhập quốc tế hay kinh nghiệm Nhật Bản để bỏ Tết Nguyên đán chưa thực sự thuyết phục. Ngay cả người Nhật, sau hơn một thế kỷ bỏ Tết Nguyên đán, hiện cũng đang có những người muốn phục hồi lại truyền thống này [1]. 

Các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho Tết. Việc quản lý xã hội là trách nhiệm chung của nhà nước, cộng đồng và gia đình. Sự kết hợp giữa các bên liên quan dựa trên các quy định của luật pháp để khắc phục tình trạng đó là điều tối quan trọng. 

Thứ 2, theo quy định của Hiến pháp, các tộc người thiểu số đều là đồng chủ thể quốc gia. Với tư cách là chủ thể văn hóa tộc người, họ có các quyền bình đẳng với chủ thể văn hóa tộc người Kinh. Phong tục/tập quán tiễn đưa năm cũ/đón mừng năm mới của các tộc người không ăn Tết Nguyên đán cũng phải được xem là những di sản văn hóa phi vật thể. Người dân các tộc người thiểu số có trách nhiệm chung tay bảo tồn các giá trị văn hóa và di sản mà cha ông để lại, và nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ/hoặc tạo điều kiện để họ thực hiện trách nhiệm nặng nề đó.  

Thứ 3, Tết Nguyên đán chỉ là di sản của riêng người Kinh và các tộc người sử dụng âm dương hợp lịch, không phải của chung tất cả các tộc người Việt Nam, không liên quan đến truyền thống văn hóa các tộc người đang sử dụng các hệ lịch pháp khác. Việc Nhà nước “quốc gia hóa” Tết Nguyên đán rõ ràng là sự áp đặt khiên cưỡng, có biểu hiện của tư tưởng “dân tộc lớn”, chưa thực sự phản ánh đúng tinh thần được quy định trong Công ước “Về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” và Công ước “Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa” và Hiến pháp hiện hành. 

Thứ 4, nếu đã coi phong tục tiễn đưa năm cũ/đón mừng năm mới của tất cả các tộc người đều là di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước cần có chính sách chung cho việc bảo tồn, tránh tình trạng như hiện nay: trong dịp Tết Nguyên đán của người Kinh và các tộc người theo âm dương hợp lịch, tất cả người lao động đều được nghỉ; trong khi đó, các tộc người khác không được nghỉ trong dịp lễ hội đón năm mới của mình. Để đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực hiện Luật Di sản Văn hóa, chính quyền các địa phương miền núi phía Bắc cần chấm dứt ngay cuộc vận động người Hà Nhì, người H’mông bỏ Tết cổ truyền, ăn theo Tết Nguyên đán. 

Thứ 5, khi đã không coi Tết Nguyên đán là “Tết cổ truyền của dân tộc/quốc gia”, Nhà nước sẽ không còn lý do để đóng cửa các công sở, các nhà máy/xí nghiệp trong những ngày giao thời của âm dương hợp lịch. Ngày nay, Dương lịch đã được coi là phương tiện tính đếm thời gian trên phạm vi quốc gia, chế độ nghỉ cuối năm nên theo thông lệ quốc tế. Việc bảo tồn di sản văn hóa Tết hoàn toàn được trao cho các cộng đồng sở hữu. Cá nhân nào muốn tham gia, cần xin nghỉ phép theo chế độ hiện hành. Quy định này có hiệu lực đối với tất cả các cộng đồng tộc người trên phạm vi cả nước, không phân biệt đa số hay thiểu số. 

Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể đảm bảo cho quá trình vừa hội nhập/phát triển bền vững, vừa bảo tồn được truyền thống văn hóa của các tộc người trong khuôn khổ dân tộc/quốc gia.  

Theo Vietnamnet

Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.