Bố 'khùng' khuyến khích con đạt điểm 0 và kết quả khó ngờ

"Chúng ta cược đi. Nếu con thì được 0 điểm thì sau đó con có thể tùy ý quyết định việc của mình, học hay không tùy con. Bố không can thiệp" - người cha "kì lạ" khuyến khích con đạt điểm 0 nói.
Bố 'khùng' khuyến khích con đạt điểm 0 và kết quả khó ngờ

Tôi sống với ông bà nội ở Đài Bắc từ nhỏ. Chưa học hết tiểu học, tôi theo bố mẹ qua Mỹ. Sau khi vào trung học, tôi trở thành một đứa trẻ nghịch ngợm, lười biếng khiến thầy cô giáo trong trường đau đầu.

Suốt ngày tôi chỉ nghĩ về việc sau này trở thành một tay đua công thức một nổi tiếng thế giới như Michael Schumacher và lơ là việc học hành. Chính vì vậy mà kết quả học tập của tôi toàn điểm 3 4. Cô chủ nhiệm chỉ còn cách gọi điện về cho bố để báo cáo tình hình.

Một hôm bố tôi gọi vào phòng để nói chuyện về tình hình học tập ở trường. Bố vỗ vai tôi và trong câu nói có chút hài hước, châm biếm: “Nghe cô giáo nói con thích trở thành Michael Schumacher và không chịu học hành gì cả, đúng không”.

Điều đó khiến một đứa trẻ 14 tuổi như tôi cảm thấy khó chịu. Nhìn vẻ mặt cười nguy hiểm của bố tôi đáp: “Vâng. Anh ý là thần tượng của con. Bằng tuổi con bây giờ, thành tích học tập cũng rất kém. Thi toàn được điểm 0. Vậy mà bố xem, anh ý đang có một tương lại vô cùng rực rỡ”.

Bố 'khùng' khuyến khích con đạt điểm 0 và kết quả khó ngờ ảnh 1

Bố nói: “Anh ta thi được điểm 0 nên bây giờ mới trở thành tay đua số một. Nhưng con xem, từ trước giờ con đâu có được điểm đó, toàn 3, 4 thôi” (Ảnh minh họa).

Bố tôi đột nhiên cười sảng khoái. Âm thanh làm tôi có chút sợ hãi. Bố nói: “Anh ta thi được điểm 0 nên bây giờ mới trở thành tay đua số một. Nhưng con xem, từ trước giờ con đâu có được điểm đó, toàn 3, 4 thôi”.
Tôi giở hết tập kiểm tra của mình ra và thấy lạ lùng là trước giờ tôi toàn được 3 4 điểm thật. Nhưng cảm thấy có chút kì lạ, tôi hiếu kì quay sang hỏi bố: “Nhưng tại sao ạ, có phải bố đang mong con được điểm 0”.

“Đúng”, bố dứt khoát trả lời.

Bố còn nói: “Mà đó cũng là ý kiến hay. Chúng ta cược đi. Nếu con thì được 0 điểm thì sau đó con có thể tùy ý quyết định việc của mình, học hay không tùy con. Bố không can thiệp. Nhưng từ giờ đến khi con được 0 điểm con phải chịu sự quản lý của bố. Được chứ”.

Tôi vỗ tay tán thành, vui thầm trong lòng và hạnh phúc vì có một người bố tâm lý và lạ lùng nhất trên đời.

“Nhưng đã là thi thì con phải tuân thủ nguyên tắc: câu nào cũng phải làm, không được bỏ trống và không được bỏ thi”, bố nói thêm.

“Không vấn đề gì”, tôi trả lời. Trên đời có gì dễ hơn là thi được 0 điểm.

Rồi kỳ thi bắt đầu. Môn thi đầu tiên, sau khi phát đề tôi nhanh chóng điền tên và bắt đầu làm bài. Thật may phải đến 3/5 số câu trong đề thi là tôi chẳng biết gì.

Trong bài thi có câu hỏi: “Ai là tổng thống Mỹ trong cuộc chiến chống phát xít sau thế chiến thứ II. 3 đáp án là Carter, Roosevelt, Eisenhower”. Tôi biết đó là Roosrvelt nhưng đã cố ý chọn sai.

Những câu hỏi trong bài khó dần theo cấp số nhân. Không biết chính xác đáp án nên tôi khoanh bừa bởi theo quy định tôi không được bỏ trống bất kì câu nào.

Sau khi ra khỏi phòng thi, đột nhiên tôi cảm thấy có chút lo lắng. Chọn bừa thì biết đâu nó lại là đáp án đúng.

Môn thứ 2, môn thứ 3 cho đến môn thi cuối cùng tôi đều trong tình trạng như vậy. Đến khi nhận được kết quả, tôi rất bất ngờ vì không có bài nào đạt điểm 0.

Bố tôi biết vậy, khích thêm: “Cố mà được điểm 0 nhé. Lúc đó con muốn làm gì thì làm”.

Một thời gian sau, điểm thành tích của tôi vẫn 3 4. Tôi bắt đầu nghĩ chỉ còn cách phải học hết bởi nếu biết được đáp án đúng rồi thì không bao thể tích nhầm được.

Cuối cùng tôi đã đạt được điểm 0 đầu tiền. Cũng có nghĩa là tôi đã biết hết câu trả lời nào là đúng cho tất cả các câu hỏi. Bố đã rất vui mừng: “Chúc mừng con, cuối cùng con đã được như ý và chúc mừng vì con đã bị lừa. Con có cảm thấy chỉ khi con được điểm 10 thì con mới có thể đạt được điểm 0. Đó là bài học mà con phải nhớ mãi”.

Nghĩ lại tôi thấy cũng đúng. Và không biết từ bao giờ tôi không còn ước mơ trở thành một Michael Schumacher nữa. Sau đó tôi đã thi đỗ vào trường Havard, học thạc sĩ rồi học lên tiến sĩ. Tôi dịch sách, viết sách và bán rất chạy. Tôi vui vì điều đó và muốn được làm chính mình.

Bài học bố dạy tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi thầm cảm ơn vì có bố mà tôi đã được như ngày hôm nay.

Theo Gia đình Việt Nam

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.