Các nhà đấu giá dần chú trọng đến thời trang xa xỉ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giá trị ngày càng gia tăng của các mặt hàng xa xỉ vốn là chủ đề gây bàn tán. Nhưng chính tại các buổi đấu giá, thời trang mới được gắn tag kèm với số tiền đáng kinh ngạc nhất.
Các nhà đấu giá dần chú trọng đến thời trang xa xỉ

Năm 2022, một cặp kính râm Celine thuộc sở hữu của tiểu thuyết gia Joan Didion được bán với giá 27.000 USD. Vào năm 2023, chiếc quần jeans Levi's của Kurt Cobain - thủ lĩnh ban nhạc Nirvana - đã thu về 412.750 USD. Tháng trước, chiếc Rolex có họa tiết da báo nạm kim cương của Elton John được bán với giá 176.400 USD. Tuy nhiên, số tiền đó chẳng là gì khi so sánh với chiếc áo len lông cừu đen của Công nương Diana được trả giá 1.14 triệu USD vào năm ngoái.

Các bộ trang phục được sử dụng trong phim ảnh và thậm chí cả quảng cáo cũng có thể được trả giá cao. Chỉ riêng trong năm nay, chiếc túi Burberry từng bị chế giễu là “có sức chứa lố bịch” trong bộ phim “Succession” được bán với giá 18.750 USD. Bộ suit được nữ diễn viên Nicole Kidman mặc trong quảng cáo cho chuỗi rạp chiếu phim AMC Theaters được trả giá 9.525 USD. Một buổi đấu giá trang phục và đạo cụ của bộ phim “The Crown” đã thu về tổng cộng 2.1 triệu USD.

Các nhà đấu giá dần chú trọng đến thời trang xa xỉ ảnh 1

Chiếc áo len cừu đen nổi tiếng của Công nương Diana được trưng bày tại nhà đấu giá Sotheby's ở London. Ảnh: AP

Trong thập kỷ qua, thời trang dần trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà đấu giá hàng đầu như Sotheby's, Bonhams và Christie's, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược thu hút thế hệ khách hàng mới có tiềm năng tham gia vào các buổi đấu giá trực tuyến.

Lucy Bishop, chuyên gia thời trang của Sotheby's cho biết: “Miễn là bạn có tiền - và bạn phải có tiền - thì bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào buổi đấu giá”.

Trong khi giá bán được công bố rộng rãi, các nhà đấu giá vẫn duy trì một loại đặc quyền tương tự như giữa luật sư và thân chủ khi nhắc đến danh tính của những người tham gia

Những người trả giá thường rơi vào một trong số nhóm sau: viện bảo tàng và các tổ chức, nhà sưu tập tư nhân, đại lý đồ cổ và những người hâm mộ cuồng nhiệt. Một số sẵn sàng xuống tiền với hy vọng thu lại được khoản lợi tức đáng kể, còn đối với những người khác, lợi nhuận chỉ là tiện ích đi kèm. Hầu hết họ đều mong muốn sở hữu một món đồ nhằm thỏa mãn niềm đam mê lâu dài nào đó - món đồ quý hiếm chỉ là một phần của sức hấp dẫn.

Mặt hàng càng quan trọng thì lượng khách hàng tiềm năng càng giảm. Bishop nói: “Thế giới đấu giá là một cộng đồng vô cùng khép kín, nơi những người có hiểu biết thực sự mới nắm bắt được.”

Những hiện vật thời trang mang tính lịch sử thường được các tổ chức như Bảo tàng Victoria & Albert của London hay Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của New York thu thập, phần lớn là do mối liên kết của chúng với một nhà thiết kế cụ thể, một thời kỳ trong lịch sử thời trang hay vì chúng được mặc bởi những nhân vật quyền lực như nữ diễn viên Audrey Hepburn hay Công nương Diana. Ngay cả khi chúng được các nhà sưu tầm tư nhân mua lại, những hiện vật này vẫn có thể được trưng bày trong bảo tàng dưới dạng cho mượn.

Bản thân những người nổi tiếng cũng thường đứng sau những thương vụ đấu giá thời trang: Lady Gaga và Kim Kardashian từng công khai mua lại các bộ trang phục của Michael Jackson, nữ diễn viên Laverne Cox được biết đến với bộ sưu tập Mugler của riêng mình trên thảm đỏ. Trên thực tế, phần lớn các bộ cánh thời trang lưu trữ được diện bởi các ngôi sao ngày nay đều thuộc sở hữu của các nhà đấu giá.

Bishop cho biết: “Các cuộc đấu giá thời trang là bí mật tối quan trọng của các nhà tạo mẫu Hollywood trong vài thập kỷ qua, nhưng bí mật đó giờ đây chắc chắn đã được công khai.”

Những nhà sưu tầm thường “săn đón” các món đồ mang tính biểu tượng vì đam mê cá nhân, cho dù món đồ đó thuộc sở hữu của người nổi tiếng hay không.

Shannon Hoey, một nhà môi giới thời trang cổ điển với kho tàng lưu trữ phong phú được thu thập chủ yếu thông qua các cuộc đấu giá, cho biết: “Tất cả những gì bạn cần đôi khi chỉ là sự gắn bó nhất định với một nhà thiết kế cụ thể”. Hoey làm việc với các nhà thiết kế để cung cấp tài liệu tham khảo cho bộ sưu tập của họ và hợp tác với các nhà tạo mẫu để đưa các bộ trang phục lên thảm đỏ, trong các buổi chụp hình và trên màn ảnh rộng.

Meg Randell, người đứng đầu bộ phận thời trang tại Bonhams cho biết: Đối với những người khác, mục đích của việc tham gia đấu giá nằm ở mối quan tâm dành cho một nhân vật nổi tiếng hoặc tài sản văn hóa - bởi vì những hiện vật ở danh mục này thường được bán với giá cao hơn.

Một chiếc túi xách Lady Dior năm 2019, vốn là đạo cụ của diễn viên Elizabeth Debicki đóng vai Công nương Diana trong “The Crown” có giá lên tới 12.000 USD thay vì giá bán lẻ 4.000 USD thông thường – và chính fan hâm mộ mới là những người sẵn sàng chi trả số tiền lớn như vậy chứ không phải người trong giới thời trang.

Leigh Anne Clark - một người chuyên sưu tầm các món đồ thuộc hãng Valentino, Saint Laurent và Chanel - đã giành được chiếc Birkin của biên tập viên thời trang kỳ cựu Andre Leon Talley tại buổi đấu giá do Christie's tổ chức vào năm ngoái.

Clark nói: “Chiếc túi có lẽ đã được đặt cạnh Anna Wintour trên một chuyến bay tới một buổi chụp hình nào đó mà tôi có thể đã từng thấy trên tạp chí Vogue. Chiếc túi giúp tôi hiểu được một phần cuộc sống của Talley, hoặc nếu anh ấy biết tôi thì anh ấy cũng sẽ hiểu một phần của tôi.”

Cô dự định sẽ trưng bày nó trong tủ thay vì sử dụng thường xuyên.

Các nhà đấu giá dần chú trọng đến thời trang xa xỉ ảnh 2

Một chiếc túi Hermès Birkin được trưng bày tại nhà đấu giá Christie's ở Palm Beach, Florida (Mỹ). Ảnh: USA Today Network

Renae Plant, một giáo viên hiện đang sinh sống tại California, đã mua được 89 món đồ của Công nương Diana - bao gồm cả chiếc váy Versace xuất hiện trên trang bìa tưởng nhớ Diana của tạp chí Harper's Bazaar tháng 11 năm 1997. Plant mua được chiếc váy này vào năm 2015 với giá 200.000 USD. Niềm yêu thích của cô dành cho cố công nương bắt đầu từ khi cô còn nhỏ, do một lần được bắt tay Diana trong chuyến thăm Úc năm 1983 của hoàng gia Anh.

Plant hiện đang điều hành một trang web giới thiệu bộ sưu tập của mình nhưng có ý định tổ chức một buổi triển lãm lớn. Hiện tại, cô đang cất giữ các hiện vật trong kho bảo quản được kiểm soát nhiệt độ ở California.

Plant nói: “Cuộc đời của cô ấy thật ý nghĩa, tôi muốn kể lại câu chuyện của cô ấy. Câu chuyện sẽ xoay quanh lòng tốt của cô ấy và cách cô ấy mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc dù chỉ qua cái chạm tay.”

Tiềm năng về lợi nhuận đã thu hút đối tượng khách hàng mới tham gia các cuộc đấu giá - những người coi hiện vật đấu giá như một khoản đầu tư. Những người mua này đặc biệt quan tâm đến những món đồ có liên quan đến người nổi tiếng, thu hút sự chú ý của báo chí, có tệp khách hàng lớn và thường được định giá cao hơn. Một món đồ đấu giá được sử dụng trong một bộ phim ăn khách thường dễ bán hơn. Một ví dụ điển hình là việc Shannon Hoey đã thêm chiếc kẹp tóc gắn lông vũ vào trang phục của nhân vật Carrie Bradshaw trong bộ phim “Sex and the City”, sau đó cô bán đấu giá món phụ kiện này tại Sotheby's với giá 25.400 USD vào năm 2023.

Trong khi đó, những món đấu giá liên quan đến các bộ phim bom tấn mới liên tục được trình làng - cả trước máy quay lẫn sau hậu trường. Martin Nolan, giám đốc điều hành của tổ chức Julien's Auctions chuyên đấu giá các món đồ và kỷ vật thuộc sở hữu của người nổi tiếng, cho biết lời bàn tán về việc ai sẽ sở hữu những bộ cánh xuất hiện trong phim “Barbie” đã lan truyền khắp nơi.

Thâm chí hiện vật sắp được đấu giá có thể đã từng thu về một khoản tiền khổng lồ từ trước đó, nhưng do bối cảnh thay đổi hoặc tuổi đời cao làm tăng thêm giá trị.

Tại Met Gala 2022, Kim Kardashian đã diện chiếc đầm mà minh tinh Marilyn Monroe từng mặc vào năm 1962 để hát chúc mừng sinh nhật Tổng thống John F. Kennedy. Một số người cho rằng cô làm hỏng chiếc đầm, trong khi những người khác cho rằng cô đã tạo thêm sức nặng mới cho bộ trang phục khi giá trị của hiện vật này tăng hơn gấp ba lần, từ 1,27 triệu USD vào năm 1999 lên 4,8 triệu USD vào năm 2016.

Nolan nói: “Chiếc váy đó bây giờ sẽ được bán với giá 10 triệu USD nhờ sức ảnh hưởng kép của những người đã từng mặc nó”.

Theo CNN
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...