Hầu như không có trường hợp chim cánh cụt hoàng đế đẻ trứng nào được ghi nhận tại bãi sinh sản lớn thứ hai của loài này ở Nam Cực trong 3 năm qua, theo nghiên cứu mới, dữ liệu năm 2019 cho thấy không có thay đổi trong xu hướng đáng báo động này.
Trong khi các địa điểm sinh sản khác của chim cánh cụt hoàng đế gần Vịnh Halley - vốn là địa điểm lớn thứ hai trên lục địa băng giá, đều cho thấy tốc độ sinh sản ổn định ở mức cao, các nhà khoa học đang vật lộn giải đáp tình hình tại khu vực Vịnh Halley, không loại trừ khả năng do tình trạng nhiệt độ trung bình năm ở đây đang tăng cao.
Được công bố vào thứ Tư trên tạp chí Khoa học Nam Cực, nghiên cứu mới tiết lộ rằng hầu như không có cặp chim cánh cụt nào đẻ trứng tại khu vực này, trong quá khứ thường có tới 15.000-24.000 cặp chim tới đây đẻ và ấp trứng.
"Chúng tôi chưa bao giờ thấy trường hợp nào xảy ra trên quy mô như thế này trong 60 năm qua. Điều này hết sức bất thường tại bãi sinh sớn lớn như vậy", tác giả nghiên cứu và là nhà sinh học - ông Phil Trathan, cho biết.
Cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sống ở Nam Cực. Con trống và con mái có bộ lông và kích thước tương tự nhau, chiều cao đạt tới 122 cm và cân nặng từ 22 đến 45 kg. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi. Tuổi thọ của loài này ước tính có thể kéo dài tới 20 năm. Các cặp chim trưởng thành thường ghép đôi với nhau để sinh sản, con đực có nhiệm vụ ấp trứng trong thời gian con mái đi kiếm ăn, chim non được ủ ấm trong điều kiện khắc nghiệt tại Nam Cực.
Các nhà khoa học ở Nam Cực coi Vịnh Halley là nơi ẩn náu chống lại tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu của chim cánh cụt hoàng đế, "trong tương lai nơi đây sẽ tràn ngập chim cánh cụt", ông Trathan nhận định.
Một số người cho rằng chim cánh cụt đã thay đổi bãi sinh sản khỏi Vịnh Halley - vốn thích hợp với việc ấp trứng và nuôi con, điều này có thể do tác động của biến đổi khí hậu.