Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng

GS. TS. Trương Sỹ Hùng cho rằng, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay còn nhiều bất cập, như việc người dân chen lấn, xô đẩy dâng hương, TP.HCM làm chiếc bánh chưng 2,5 tấn...
Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng

Ban tổ chức Lễ giỗ Tổ chưa khoa học?

Theo nguồn tin từ Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay đón gần 8 triệu lượt khách về dâng hương tri ân, tưởng nhớ các vua Hùng. Riêng ngày chính hội 10/3 âm lịch, có khoảng hơn 2 triệu người đến Đền Hùng. Lượng khách năm nay đông hơn nhiều so với các năm trước.

Cũng do lượng người đến Đền Hùng quá đông nên vào ngày chính hội đã xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, thậm chí có nhiều em nhỏ phải “khóc thét”. Liên quan đến vấn đề này, GS. TS. Trương Sỹ Hùng, chuyên gia về văn hóa dân gian cho rằng, lượng người đến dâng hương thì không ai có thể kiểm soát được, bởi đó là tình cảm của nhân dân đối với tổ tiên.

Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng ảnh 1

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay còn nhiều bất cập, điển hình là việc chen lấn, xô đẩy. Ảnh: Tuổi trẻ.

Tuy nhiên, điều GS. Trương Sỹ Hùng quan tâm là cách thức tổ chức Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương năm nay. “Theo tôi, việc đi lễ hội giỗ Tổ hàng năm thì không ai có thể khống chế được lượng người là bao nhiêu. Vấn đề của Ban tổ chức Lễ hội là làm sao để cho mọi người đều được vào thắp hương, viếng Tổ Hùng Vương mà không để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Tuy nhiên, cách làm của Ban tổ chức chưa thật sự khoa học, không chu đáo nên mới để xảy ra tình trạng này”, ông nhận xét.

Lý giải về sự chưa khoa học này, GS. Hùng phân tích, một phần do ban tổ chức không bố trí được hàng lối rõ ràng cho người dân. Lẽ ra, ngoài việc thông báo trên loa đài nói chung là đi đến đền nào trước, đền nào sau, thì ban tổ chức nên bố trí người hướng dẫn từng nhóm, từng hàng lên dâng hương một cách trình tự chứ không phải để người dân ồ ạt kéo lên như vậy. Hay như việc người già, trẻ em thì nên có lối đi riêng, người trẻ có lối đi riêng khác, như vậy sẽ đảm bảo được trật tự.

GS. Trương Sỹ Hùng cũng cho biết, một nguyên nhân khác khiến tình trạng chen lấn xô đẩy xảy ra là ý thức tập thể người dân chưa cao. Lẽ ra, với số lượng người đông như vậy, Ban tổ chức phải có kế hoạch hướng dẫn người dân dâng hương từ ngay cổng vào. Hy vọng vào Lễ giỗ Tổ năm sau, Ban tổ chức làm việc một cách khoa học và chặt chẽ hơn.

Đua đòi, thiếu kiến thức văn hóa tín ngưỡng

Trong cuộc trao đổi với PV Ngày Nay Online, GS. Trương Sỹ Hùng cũng nói lên quan điểm của mình về việc Công viên Văn hóa Đầm Sen, TP.HCM đã nấu một chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng cúng các vua Hùng vào đúng Lễ giỗ Tổ.

Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng ảnh 2

GS. TS. Trương Sỹ Hùng.

“Mô hình chiếc bánh chưng nặng 2,5 tấn là cái đua đòi giữa tỉnh này tỉnh nọ, hoặc nhóm người này nhóm người kia. Không cần phải làm những cái phô trương như thế. Không phải anh làm cái to cái lớn như chiếc bánh chưng mà anh được lộc to, lộc lớn đâu. Việc làm này là không nên”, vị chuyên gia về văn hóa dân gian nói thẳng.

Ông Hùng cũng cho rằng, việc dâng chiếc bánh chưng nặng 2,5 tấn lên vua Hùng là việc làm phản cảm, thiếu hiểu biết về văn hóa tín ngưỡng. Chỉ cần một nén hương sâu đến cửu trùng, thấu đến chín tầng trời, quan trọng là tấm lòng của con cháu đối với vua Hùng. Còn hương đăng trà quả chỉ cần tượng trưng thôi, cần sự thanh tịnh của con người là chính. Chứ không phải phô trương ra thật nhiều mới là hiếu nghĩa, mới là tốt đẹp.

Theo GS. Trương Sỹ Hùng, việc làm trên chứng tỏ chúng ta không hiểu gì về tín ngưỡng, về giỗ Tổ vua Hùng. Bởi giỗ Tổ vua Hùng là kỷ niệm lại những ngày lễ nông nghiệp, nhớ lại tổ tiên. Mà nghi lễ nông nghiệp là cúng thần lúa, hồn lúa. Ngày giỗ Tổ cũng là dịp chuẩn bị kết thúc mùa xuân, đón mùa hè, tức là tiễn mùa lạnh đi để đón ánh nắng mặt trời cho sự phát triển mạnh mẽ của cây cối, cho muôn loài.

“Tôi xin nhắc lại là chỉ cần một nén hương nhỏ, một tấm bánh nhỏ để tưởng nhớ đến các vị vua Hùng thôi. Chúng ta đang hiểu văn hóa không thật sâu sắc. Quan trọng là hành động của mình, đó là cách ứng xử văn hóa, chứ không phải phô trương, vô hình chung làm lãng phí của cải vật chất xã hội. Như vậy là chúng ta không hiểu gì về văn hóa, và đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng”, ông Hùng nói thêm.

Quang Phú

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.