Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được trung ương phân bổ vốn tăng 47%

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt phân bổ 12.692 tỷ đồng nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững. 
Nhờ nguồn vốn chính sách nhiều hộ dân tại xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Nhờ nguồn vốn chính sách nhiều hộ dân tại xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất phân bổ vốn gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ 48.000 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 28.000 tỷ đồng) để thực hiện Chương trình.

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt phân bổ 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; phân bổ vốn đầu tư phát triển và sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương các năm 2021, 2022, 2023.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được trung ương phân bổ vốn tăng 47% ảnh 1

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được vay vốn giữ gìn, phát triển nghề làm thổ cẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân lúc nông nhàn.

Trong số 48 nghìn tỷ đồng trên, phân bổ cho Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo là 19.140 tỷ đồng (gồm 17.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 1.740 tỷ đồng vốn sự nghiệp).

Trong đó, Tiểu dự án 1 (Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo) được phân bổ 16.940 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 15.400 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 1.540 tỷ đồng); Tiểu dự án 2 (triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) được phân bổ 2.200 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 2.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 200 tỷ đồng).

Đồng thời, phân bổ cho Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 7.550 tỷ đồng, đều từ nguồn vốn sự nghiệp.

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng được phân bổ 4.000 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), trong đó, phân bổ cho Tiểu dự án 1 (Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp) là 3.000 tỷ đồng, Tiểu dự án 2 (Cải thiện dinh dưỡng) là 1.000 tỷ đồng.

Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn được phân bổ 9.220 tỷ đồng (2.600 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 6.620 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Tiểu dự án 1 (Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn) được phân bổ 7.000 tỷ đồng; Tiểu dự án 2 (Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) được phân bổ 270 tỷ đồng; Tiểu dự án 3 (Hỗ trợ việc làm bền vững) được phân bổ 1.950 tỷ đồng.

Dự án 5 về Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có số vốn phân bổ là 4.000 tỷ đồng.

Số tiền phân bổ cho Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin được phân bổ 2.100 tỷ đồng, trong đó, Tiểu dự án 1 (Giảm nghèo về thông tin) là 1.500 tỷ đồng; Tiểu dự án 2 (Truyền thông về giảm nghèo đa chiều) là 600 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được trung ương phân bổ vốn tăng 47% ảnh 2

Một buổi giao dịch cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách tại điểm giao dịch xã Hang Kia, huyện Mai Châu (Hòa Bình).

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình được phân bổ 1.990 tỷ đồng, gồm 1.300 tỷ đồng cho Tiểu dự án 1 (Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình) và 690 tỷ đồng cho Tiểu dự án 2 (Giám sát, đánh giá Chương trình).

Thực hiện quy định tại Điều 36 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã phối hợp với các cơ quan chủ dự án/tiểu dự án thành phần của Chương trình thông báo vốn sự nghiệp giai đoạn 2024-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để xây dựng phương án thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Năm 2021, số vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương đã phân bổ là 543,107 tỷ đồng cho các dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (97,654 tỷ đồng); Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (106,353 tỷ đồng); Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn (339,1 tỷ đồng).

Năm 2022, phân bổ 8.620 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (6.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển - bao gồm cả 4.000 tỷ đồng năm 2021 chuyển sang; 2.620 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản hướng dẫn về phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình năm 2022 đối với toàn bộ 7 dự án của Chương trình.

Riêng việc phân bổ 700 tỷ đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện nội dung "Cải thiện dinh dưỡng" (100 tỷ đồng), "Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo" (600 tỷ đồng) năm 2022, Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển sang giai đoạn 2024- 2025 để thực hiện.

Năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt phân bổ 12.692 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (gồm vốn đầu tư phát triển 5.400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 7.292 tỷ đồng) thực hiện Chương trình. Số vốn nguồn ngân sách trung ương phân bổ năm 2023 tăng 47% so với năm 2022./.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.