Chuyên gia Nga: Tình hình Biển Đông hết sức nguy hiểm

GS.TS Dmitri Mosyakov, phó Giám đốc Viện nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga ngày 26/3 đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông hiện nay.
Chuyên gia Nga: Tình hình Biển Đông hết sức nguy hiểm

Đây là quan điểm nhất trí của những người tham dự hội thảo quốc tế được tổ chức tại Moscow. Hội thảo đã thảo luận những vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển và khu vực ở Bắc Cực, Biển Caspian và Biển Đông.

Chuyên gia Nga: Tình hình Biển Đông hết sức nguy hiểm ảnh 1

Giáo sư, Tiến sĩ Dmitri Mosyakov, phó Giám đốc Viện nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Hội thảo được tổ chức bởi Đại học tổng hợp Pháp luật Nga, khoa Nghiên cứu Hiến pháp pháp luật. Nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, một thành viên dự hội thảo nhận xét, "tình hình ở Biển Đông đang dần dần chuyển sang cấp độ pháp lý. Việc trở nên quan trọng hơn chính là tìm kiếm phương pháp tiếp cận chung giải quyết những vấn đề đang ngày càng trở nên gay gắt”.

Thứ nhất, giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tồn tại những tranh chấp lãnh thổ, trong khi đó Bắc Kinh khó có thể kiểm soát hết những vùng biển bên trong đường "lưỡi bò" được tuyên bố và là những khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Việt Nam, Malaysia, Philippines. Hiện Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ngang ngược này như ranh giới hàng hải do Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

Trung Quốc đang xây ba trung tâm trụ cột chính: ở phía nam và trung tâm quần đảo Trường Sa, trên quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tại khu vực này, Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng phòng không, xuất hiện các vũ khí tên lửa, tạo ra những "tàu sân bay không thể chìm" có nhiệm vụ giám sát đường "lưỡi bò" - khu vực rộng 2,2 triệu km2, tương đương diện tích bề mặt 80% Biển Đông.

Việc biến đường "lưỡi bò" thành biên giới biển của Trung Quốc là một viễn cảnh thảm họa đối với tất cả các nước Đông Nam Á. Trung Quốc có thể biến bất kỳ rạn san hô thành đảo, kể cả các rạn không nhô khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Tiếp đến là việc công bố các rạn san hô là đảo, xung quanh đảo có vùng lãnh thổ 12 dặm của Trung Quốc, rồi khu vực kinh tế 200 hải lý kéo dài thêm thềm lục địa của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, các quốc gia láng giềng đã khẳng định lập trường không thể thay đổi rằng, các rạn san hô vẫn chỉ là bãi đá ngầm không được công nhận quyền sở hữu lãnh thổ. Bên cạnh đso, Biển Đông là khu vực tự do hàng hải của tất cả các quốc gia.

Năm ngoái, khu trục hạm Mỹ đã ghé tiến hành tuần tra khu vực trong khi không quân Mỹ thực hiện các chuyến bay định kỳ đến Biển Đông. Washington cũng điều cụm tàu sân bay chiến đấu tới Biển Đông, khẳng định quan điểm bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Kết thúc hội thảo, các thành viên tham dự thống nhất quan điểm, cần phải đóng băng tất cả các dự án xây dựng trái phép trên Biển Đông, tăng tốc đề thảo Bộ luật ứng xử tại vùng biển này và thành lập một ủy ban quốc tế với nhiệm vụ phi quân sự hóa Biển Đông.

Theo Pravda, hính sách của Trung Quốc ở Biển Đông trên thực tế chỉ là tiếp nối từ các nhà lãnh đạo trước đó, nhằm mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông thông qua hoạt động quân sự.

Người đứng đầu Trường Kinh tế cấp cao của Nga, Alexey Maslov cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng để chứng tỏ rằng quyền bá chủ quân sự trong khu vực về mọi mặt.

Quân sự là một phần của chính sách đối ngoại mà Trung Quốc tích cực theo đuổi kể từ đầu năm 2013. Trên cơ sở của chính sách này, Trung Quốc không chỉ tăng cường sức mạnh bằng cách trang bị nhiều vũ khí mới mà gây sức ép lên các quốc gia láng giềng.

Đối với Bắc Kinh, luật pháp quốc tế nằm trong tay kẻ mạnh, ông Alexey Maslov nhận định.

Đăng Nguyễn

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.