Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang xem xét kỷ luật đối với ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên và ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trong việc chỉ đạo nghiên cứu đầu tư chưa đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, về chủ trương mua hơn 160 toa đã qua sử dụng của Trung Quốc. Bộ này cũng cho biết sẽ tiếp tục xem xét các cá nhân liên quan khác.
Để tìm hiểu rõ về những mức kỷ luật đối với những người liên quan trong vụ việc này, PV đã có trao đổi với luật sư Tạ Anh Tuấn, Trưởng phòng luật sư Bách luật và Liên danh, Đoàn Luật sư Hà Nội về những vấn đề này.
Luật sư Tạ Anh Tuấn.
Luật sư Tạ Anh Tuấn cho biết: “Ngoài ông Trần Ngọc Thành ra, vẫn còn người chỉ đạo xuyên suốt, ký rất nhiều văn bản khác đó là ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc Tổng công ty ĐSVN. Cùng với đó, ông Trần Thế Hùng và bà Đỗ Thanh Hà -Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh là hai người lên phương án mua toa tàu cũ, vẫn chưa được Bộ GTVT đề cập đến.
Bên cạnh đó, ông Trần Ngọc Thành là người có bút phê chấp thuận chủ trương mua tàu cũ. Về sai phạm này, ông Tùng là người liên đới chịu trách nhiệm cùng với ông Thành và các cá nhân liên quan”.
Nói về hình thức xử lý kỷ luật, luật sư Tạ Anh Tuấn cho hay: “Cũng theo Nghị định 97/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2015 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp, sai phạm của ông Thành và ông Tùng trong vụ việc này sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định tại điều 56 Nghị định 97”.
Liên quan tới chủ trương mua hơn 160 toa đã qua sử dụng của Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc), chúng ta nhớ lại những lần “trảm tướng” nhanh như chớp của nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, tân Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng.
Cụ thể, vào ngày 3/6/2014, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức công bố quyết định cho thôi chức vụ Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Đạt Tường.
Theo Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, điều mà ông quan tâm là năng lực công tác và hiệu quả công việc. Sự trì trệ, yếu kém của ngành đường sắt, mà cụ thể là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) lâu nay ai cũng nhìn thấy và việc đổi mới ngành này là một yêu cầu cấp bách.
Vị Nguyên Bộ trưởng GTVT này cho rằng: “Tổng giám đốc tốt mà để ngành trì trệ thì phải thay”.
Chính vì những yếu kém của ngành đường sắt mà nguyên Bộ trưởng Thăng đã cách chức Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN, đối với ông Nguyễn Đạt Tường.
Trước khi cách chức, Nguyên Bộ trưởng Thăng có đánh giá rất tốt về ông Nguyễn Đạt Trường. Ông Thăng nói: "Anh Tường là người quá tốt, đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt. Anh Tường là người rất tốt nhưng công việc không chạy nên tôi phải thay. Anh Tường đứng đầu một đơn vị mà công việc trì trệ như thế thì anh phải làm việc khác".
Người được bổ nhiệm thay chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Tường lại chính là ông Vũ Tá Tùng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN.
Từ đó tới nay, ngành đường sắt chưa có nhiều thay đổi. Đặc biệt, với chủ trương mua 164 toa tàu cũ Trung Quốc càng khiến cho dư luận bức xúc hơn về định hướng phát triển của ngành này.
Điều 56 Nghị định 97 quy định về cách chức như sau: “Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; 2. Tập đoàn, tổng công ty, công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cấp có thẩm quyền chấp thuận; 3. Bị truy tố và bị Tòa tuyên là có tội; 4. Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của tập đoàn, tổng công ty, công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; 5. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 6. Để tập đoàn, tổng công ty, công ty vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc diện tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục để tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không có lý do được cấp có thẩm quyền chấp |
Thế Anh