Công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 25/5, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021

Kết quả đo lường sự hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2021 cho thấy, tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng chung về tiếp cận dịch vụ là 88,66%. Có 0,45% người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu; 0,14% người dân, tổ chức phản ánh phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí trong quá trình giao dịch dịch vụ công. 46/63 tỉnh có người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 22/63 tỉnh có người dân, tổ chức phản ánh phải trả thêm tiền ngoài phí/lệ phí.

Ông Phạm Minh Hùng, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ), Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cho biết, người dân, tổ chức chủ yếu tiếp cận thông tin về cơ quan cung ứng dịch vụ công và quy định thủ tục hành chính thông qua công chức, với các chỉ số lần lượt là 50,88% và 62,72%, còn lại là các hình thức khác. Tỷ lệ người dân, tổ chức tiếp cận thông tin về 2 nội dung này thông qua mạng internet chỉ là 12,64% và 14,89%.

Có 3,26% người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công. Việc người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần xảy ra tại 61/63 tỉnh. 2,85% người dân, tổ chức không nhận được giấy hẹn trả kết quả dịch vụ và tình trạng này xảy ra ở 25/63 tỉnh.

Bên cạnh đó, 2,57% người dân, tổ chức bị trễ hẹn trả kết quả, trong số đó, chỉ có 40,38% nhận được thông báo của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả và 42,58% nhận được xin lỗi của cơ quan về việc trễ hẹn trả kết quả. 57/63 tỉnh xảy ra tình trạng trễ hẹn trả kết quả dịch vụ, trong đó chỉ có 4/57 tỉnh thực hiện thông báo cho người dân, tổ chức về việc trễ hẹn và cũng 4/57 tỉnh đã thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức về việc trễ hẹn.

Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng về 4 nội dung đánh giá về tiếp cận dịch vụ nằm trong khoảng 88,16% - 89,08%. Chỉ số hài lòng chung về tiếp cận dịch vụ là 88,66%. Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng về 5 nội dung đánh giá về thủ tục hành chính nằm trong khoảng 87,98% - 88,97%. Chỉ số hài lòng chung về thủ tục hành chính là 88,48%.

Chỉ số hài lòng chung của người dân, tổ chức về công chức là 88,25%; về kết quả dịch vụ là 89,52%; về việc cơ quan tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức là 80,90%.

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nói chung cả nước năm 2021 là 87,16%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của 63 tỉnh nằm trong khoảng 94,07% - 82,79%. Các địa phương có Chỉ số hài lòng cao ở nhóm đầu (từ 90% trở lên) gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tĩnh, Sơn La, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Theo ông Phạm Minh Hùng, ba nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi các cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất là: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, với 54,02% mong đợi; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, với 51,89% người dân, tổ chức mong đợi; tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính, với 47,26% người dân, tổ chức mong đợi. Mặc dù yếu tố thủ tục hành chính nhận được sự hài lòng của người dân, tổ chức cao thứ 2 trong số 5 yếu tố được đánh giá, nhưng 2 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi được cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất đều thuộc yếu tố thủ tục hành chính.

“Trong những năm qua, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đã mang lại những kết quả, tác động tích cực đối với cả cơ quan hành chính nhà nước và người dân, tổ chức. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức cho thấy toàn diện thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ công, từ đó cung cấp thông tin kịp thời, khách quan giúp Chính phủ, chính quyền, cơ quan hành chính nhà nước có cơ sở để thực hiện các giải pháp cải cách, nâng cao chất lượng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức”, ông Phạm Minh Hùng nói.

Trong bài phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chúc mừng các bộ, ngành và địa phương đạt chỉ số cao thuộc nhóm tốp dẫn đầu trong việc triển khai xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021.

Nhấn mạnh năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bản lề trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng; với phương châm hành động của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, Bộ trưởng Nội vụ lưu ý các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra trong năm, cũng như tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Căn cứ Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nhất là nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, xác định rõ trách của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và xây dựng các giải pháp, cách thức khắc phục.

Người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi quản lý của mình, đồng thời, tiếp tục có những biện pháp, giải pháp mới, đột phá, phù hợp để cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức. Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, tập trung cao hơn nữa cải cách thể chế, chính sách; nhất là trách nhiệm của các bộ, ngành trong hoàn thiện thể chế; nhằm khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi. Hoàn thiện thể chế về đất đai, kinh doanh, đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng Nội vụ cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là tạo ra bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp, bãi bỏ các thủ tục hành chính đang gây trở ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Tập trung đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm; tăng tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia, không còn ranh giới, địa giới hành chính, giải quyết tốt nhất thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục tập trung rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong gắn với hoàn thành nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hoàn thành trong tháng 6 tới. Các địa phương tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập... Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm về quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng phục vụ người dân trên tinh thần lắng nghe, cầu thị, trách nhiệm, hết lòng phục vụ người dân, tổ chức. Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số theo lộ trình của Chính phủ.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.