Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết họ đã thực hiện một "bước tiến quan trọng" để phục hồi giống voi ma mút vốn đã tuyệt chủng, sau khi tiến hành cấy ghép tế bào lấy từ thịt của một xác ướp voi có niên đại 28.000 năm tuổi vào một con chuột, kết quả sau đó cho thấy có dấu hiệu hoạt động sinh học tích cực.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm một cách "bảo quản" mẫu mô từ tủy xương và cơ bắp của xác ướp voi, cho phép họ thu thập 88 cấu trúc nhân tế bào và cấy vào buồng trứng của chuột thí nghiệm. Những tế bào còn lại được cho là trải qua quá trình phân tách gen để cuối cùng thiết lập dự án hồi sinh voi ma mút, với một tế bào trứng hình thành trong buồng trứng của chuột.
Nhóm nghiên cứu cho biết quy trình sau đây là một "cấu trúc nhân tế bào non được nảy nở từ tế bào voi ma mút". Họ cũng tìm thấy các dấu hiệu có thể sửa chữa đối với DNA của voi ma mút đã bị hư hỏng.
"Những kết quả này chỉ ra rằng một phần của tế bào voi ma mút có khả năng phục hồi", các nhà khoa học cho biết, trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature.
Mặc dù những biến chứng nhất định, việc nghiên cứu và cấy ghép tế bào đánh dấu một "bước tiến lớn tới việc đưa voi ma mút trở lại từ cõi chết" đáng chú ý, ông Kei Miyamoto - một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, trả lời tờ Nikkei.
"Chúng tôi muốn chuyển nghiên cứu của mình sang giai đoạn phân chia tế bào", ông Miyamoto nói thêm, thừa nhận mặc dù "vẫn còn một chặng đường dài để đi".
Công cuộc hồi sinh voi ma mút đạt 'bước tiến lớn'
(Ngày Nay) - Những con voi ma mút cuối cùng đã biến mất từ hơn 4.000 năm trước do biến đổi khí hậu, nhưng những sinh vật tiền sử khổng lồ này có thể sớm quay trở lại, nhờ nỗ lực của các nhà khoa học.
Theo Sputnik