Cống hiến thầm lặng của những người thầy 'nơi cùng trời' Kể Cả

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nằm dưới chân núi cao, giữa những cánh rừng xanh bạt ngàn là điểm trường Kể Cả, điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của Yên Bái.
Thầy và trò điểm trường Kể Cả trong một tiết học, tỷ lệ học sinh chuyên cần của điểm trường luôn đạt từ 98 đến 100%.
Thầy và trò điểm trường Kể Cả trong một tiết học, tỷ lệ học sinh chuyên cần của điểm trường luôn đạt từ 98 đến 100%.

Bản Kể Cả của xã Chế Tạo là “nơi cùng trời” của huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đây cũng là ngã ba giữa ba tỉnh Yên Bái - Sơn La - Lai Châu. Từ trung tâm xã, để đến được bản này phải mất gần hai giờ đi xe máy, qua khoảng 20 km đường dốc uốn lượn quanh co, sương mù dày đặc, đường đi cũng chỉ vừa 1 chiếc xe máy, nhiều đoạn đi qua cầu, suối, leo dốc khúc khuỷu.

Ở “nơi cùng trời” này, cách xa trung tâm huyện Mù Cang Chải gần 60 km, các hộ dân sinh sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, không chỉ giao thông đi lại khó khăn mà nơi đây còn không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại. Nhưng với sự nghiệp trồng người cao cả, sáu thầy giáo, trong đó có bốn thầy giáo người Mông tại điểm trường lẻ Kể Cả của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chế Tạo vẫn kiên trì bám bản để dạy từng con chữ cho con em đồng bào dân tộc Mông.

Nằm dưới chân núi cao, giữa những cánh rừng xanh bạt ngàn là điểm trường Kể Cả, điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của Yên Bái. Đây là nơi ăn ở và học tập của 104 học sinh dân tộc Mông của 3 bản Kể Cả, Háng Tày và Pú Vá của xã Chế Tạo. Mặc dù nằm khá biệt lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phòng học, phòng ở vẫn chủ yếu là nhà gỗ, nhà lắp ghép được làm từ nhiều năm nay, đã xuống cấp nhưng hàng ngày các tiết học vẫn diễn ra đều đặn.

Cống hiến thầm lặng của những người thầy 'nơi cùng trời' Kể Cả ảnh 1
Một buổi sinh hoạt ngoài trời Các cháu học sinh dân tộc Mông tại điểm trường Kể Cả.

Mặc dù chồng chất những khó khăn của một điểm trường xa xôi và khó khăn nhất Yên Bái, nhưng thầy và trò điểm trường Kể Cả vẫn luôn say sưa dạy và học. Thầy giáo Giàng A Giống, một trong bốn thầy giáo người Mông, nhà ở bản Háng Tày cách điểm trường 4 km, là thầy giáo có thời gian gắn bó với điểm trường này đã hơn 10 năm.

Là người sinh ra và lớn lên tại đây, cũng như từng được học những chữ cái đầu tiên tại điểm trường này nên thầy Giàng A Giống thấu hiểu những thiệt thòi của học sinh nơi đây. Bằng sự quyết tâm của mình, sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Giàng A Giống đã phấn đấu học tập và trở thành thầy giáo. Năm 2011, thầy Giàng A Giống tình nguyện xin về công tác, gắn bó với nơi đây để dạy chữ, truyền đạt kiến thức cho con em đồng bào mình với ước muốn giản dị là những thế hệ sau sẽ có nhiều tiến bộ, cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Chia sẻ về nhiệm vụ của mình, thầy giáo Giàng A Giống cho biết: “Mặc dù có muôn vàn khó khăn khi công tác tại đây, nhưng chúng tôi luôn động viên nhau cùng nỗ lực cố gắng để vượt qua, với mong ước giản dị là được gieo con chữ cho con em đồng bào mình càng nhiều càng tốt. Trước đây, cũng có nhiều thầy cô giáo ở dưới xuôi nên công tác được một thời gian rồi được chuyển địa bàn, còn chúng tôi là người địa phương nên dù khó khăn đến mấy chúng tôi cũng phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ trồng người nơi vùng xa xôi hẻo lánh này”.

Cống hiến thầm lặng của những người thầy 'nơi cùng trời' Kể Cả ảnh 2
Các thầy giáo tại điểm trường Kể Cả vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn để miệt mài truyền đạt những con chữ chữ, kiến thức cho học sinh con em đồng bào Mông nơi đây.

Thầy giáo Đinh Huy Dũng từng công tác tại một xã thuận lợi hơn nhưng khi được điều động, bố trí vào công tác tại đây, thầy đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Năm học 2021-2022 là năm thứ 3, thầy Đinh Huy Dũng gắn bó với điểm trường xa xôi, khó khăn nhất này. Khắc phục khó khăn, nỗi trống vắng khi phải xa gia đình, xa vợ con, hàng ngày thầy Dũng miệt mài truyền đạt kiến thức cho con em đồng bào Mông nơi đây.

Thầy giáo Đinh Huy Dũng tâm sự: “Đến công tác tại một điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh, bản thân tôi luôn phải xác định tinh thần phải yêu nghề, mến trẻ, cố gắng tận tụy, hết mình với công việc, lấy niềm vui được gieo vần những con chữ cho con em đồng bào dân tộc mình để vượt qua nỗi nhớ xa gia đình, xa vợ con”.

Điểm trường Kể Cả được thành lập từ tháng 9/1996, theo thời gian, đã có hàng trăm lượt giáo viên đến công tác, cống hiến và chuyển đi nơi khác. Là điểm trường khó khăn về giao thông đi lại, thiếu thốn về cơ sở vật chất và hạ tầng nên hầu hết những giáo viên được cử đến đây công tác đều là thầy giáo.

Đối với nhiều người, quãng thời gian được làm việc tại điểm trường Kể Cả là quãng thời gian có cả niềm vui và nỗi buồn. Bên cạnh những người thầy vì khó khăn, thiếu thốn ở nơi này nên xin chuyển công tác, thôi việc, vẫn còn những người thầy sẵn sàng nhận nhiệm vụ, kiên trì bám trường, bám bản để dạy từng con chữ cho học sinh. Với đặc thù là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 còn khá nhỏ lại ăn ở và học tập tại trường nên để dạy bảo các em vào nề nếp trong sinh hoạt, ăn ở vệ sinh, các thầy giáo luôn phải kiên trì như những người mẹ thực sự. Những đóng góp thầm lặng của các thầy được thể hiện qua sự tin tưởng của phụ huynh học sinh và tỷ lệ chuyên cần luôn đạt cao trong mỗi buổi học.

Cống hiến thầm lặng của những người thầy 'nơi cùng trời' Kể Cả ảnh 3
Các em học sinh dân tộc Mông tại điểm trường Kể Cả của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn say sưa học bài trong từng tiết học.

Trưởng bản Kể Cả Sùng A Ký cho biết, các thầy luôn nỗ lực hết mình, vượt qua muôn vàn khó khăn để hoàn thành xuất sắc công việc. Bên cạnh nhiệm vụ chính là giảng dạy, các thầy cũng là những người luôn quan tâm, giúp đỡ cả cuộc sống, sinh hoạt đời thường của học sinh. Chính vì thế, các thầy luôn được người dân và học sinh luôn yêu mến, phụ huynh tin tưởng giao con cho các thầy chăm sóc, giảng dạy.

Những cống hiến thầm lặng của những người thầy nơi điểm trường Kể Cả đã được minh chứng thể hiện qua chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, từ chỗ những học sinh ở điểm trường này chủ yếu là học sinh trung bình, lực học yếu, đến nay số học sinh đạt loại khá trở lên chiếm gần 30%, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt từ 98 - 100%, tỷ lệ học sinh bỏ học không còn. Bên cạnh đó, nhiều thế hệ học sinh học tập tại đây đã trưởng thành, có cuộc sống thành đạt, ổn định và đang làm việc, cống hiến tại nhiều nơi.

Thầy giáo Phạm Tiến Quảng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Chế Tạo cho biết, nhà trường thường xuyên động viên tinh thần các thầy vượt qua gian khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình. Cùng với đó, nhà trường quan tâm đến việc điều chuyển giáo viên từ điểm trường chính đến điểm trường lẻ và ngược lại; tôn trọng những nguyện vọng của giáo viên muốn ở lại cống hiến thêm tại điểm trường lẻ hoặc muốn chuyển về điểm trường chính. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường với chủ trương động viên tinh thần và tư tưởng của các thầy là chính, giao cho các thầy tập trung rèn luyện kỹ năng, năng lực của học sinh...

Những thầy cô giáo đang hy sinh thầm lặng vì sự nghiệp trồng người ở vùng cao là những tấm gương đáng quý và trân trọng của ngành Giáo dục. Một con đường thuận lợi, có điện lưới quốc gia và sóng điện thoại vẫn đang là những hy vọng... để phần nào vơi bớt những khó khăn của người dân và những người thầy “nơi cùng trời” Kể Cả.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.