Tìm đâu thầy giáo?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - “Cứ khóc đi! Con trai khóc thì sao! Thua trận thì khóc chứ sao! Sẽ không bao giờ em được khóc một lần nữa, khóc khi mình đã cố hết sức, đã quên hết cả đau đớn để chiến đấu cùng bạn bè! Rất nhiều năm sau nghĩ lại, em sẽ thấy những giọt nước mắt năm 17 tuổi thật đáng giá”.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

1. Cậu học sinh lớp 12 tham gia giải bóng rổ Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh và bị chấn thương gót chân ở trận tứ kết. Thầy giáo chủ nhiệm cho ra nghỉ nhưng 5 phút sau điện thoại của mẹ lại reo: “Mẹ ơi, bọn con đang thắng sát nút đấy, con ra là thua liền mấy điểm đấy, giờ thua rồi, mẹ nói với thầy cho con vào đi!”. Cùng với lời van vỉ là tiếng nấc nghẹn ngào. Một cậu trai 17 khóc.

Trận đấy thắng thật. Cậu trai đau chân tập tễnh khắp sân và pha bóng phản công ném rổ từ xa ghi 3 điểm của cậu đã giúp đồng đội vào bán kết. Trận tiếp theo thì đội của cậu thua, thua đậm tận hơn 20 điểm. Băng bó như thương binh, cậu rời sân và bờ vai của thầy chủ nhiệm đã chờ sẵn: “Cứ khóc đi! Con trai khóc thì sao! Thua trận thì khóc chứ sao! Sẽ không bao giờ em được khóc một lần nữa, khóc khi mình đã cố hết sức, đã quên hết cả đau đớn để chiến đấu cùng bạn bè! Rất nhiều năm sau nghĩ lại, em sẽ thấy những giọt nước mắt năm 17 tuổi thật đáng giá”.

2. Con trai tôi lần đầu tiên tâm sự với tôi như một người bạn, khi nó được tháo băng chân, 1 tuần sau câu chuyện của nó với thầy chủ nhiệm. Tôi thầm mừng cho con, vì có một thầy chủ nhiệm thương, quý, hiểu trò và “chịu chơi” như thế. Có vẻ, vết thương ký ức của nó về học đường đã thực sự lành hẳn.

….

3. Năm ấy nó vào lớp 8. Buổi đầu tiên đến trường, nó hân hoan khoe: “Năm nay lại cô Th. chủ nhiệm mẹ ạ. Cô Th. dạy toán hiền hiền mẹ khen xinh đó, cô Th. chủ nhiệm con lớp 6 đó”. 

Nhưng mọi sự không đơn giản thế. Chỉ vài tuần sau, con tôi bắt đầu sợ đến trường, sợ đi học, lảng tránh nói chuyện trường lớp, học bài qua loa, đối phó.

Mọi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của tôi đều vô ích, cô giáo vẫn đều đều gửi tin nhắn mỗi tuần: “Con ngoan, lễ phép, con không hào hứng học tập, không hoà đồng với các bạn, không cố gắng để đạt kết quả tốt hơn, đề nghị bố mẹ nhắc nhở con sát sao hơn”. 

Cho đến khi tôi nghe được cuộc điện thoại của con gọi cho bạn, nó đóng cửa nhưng có lẽ do xúc động quá nên nói khá to: “Mày không tưởng tượng được đâu, 4 thằng cao to nhất lớp vây tao trong toilet, một đứa giữ tao, một đứa tụt quần, 1 đứa gí điện thoại vào quay còn thằng đại ca thì bảo: mày nói cho ai biết thì chúng tao sẽ tung clip này lên YouTube, cả thế giới sẽ nhìn thấy mày hở chim, mày sẽ tiêu đời”.

“Không không, chúng nó chưa yêu cầu tao làm gì cả, chưa bắt tao nộp tiền, nhưng lúc nào cũng có một thằng đi qua tao, cười cười, hỏi có muốn xem clip không? Tao căng thẳng lắm, tao không muốn đến lớp nữa, tao muốn bỏ học”.  

…Tôi hẹn gặp cô giáo chủ nhiệm của con và trình bày câu chuyện mong nhận được sự giúp đỡ. 

Nhưng những gì diễn ra sau đó thực sự ngoài sức tưởng tượng của một phụ huynh học sinh như tôi. Cô giáo mời tôi đến trường, gian phòng kín hình như dành riêng cho những trường hợp này. 4 chàng trai cao to lừng lững, đứa thấp nhất cũng 1m70, đứa cao hơn 1m80, râu ria lún phún, giọng ồm ồm. Con trai tôi vẫn chỉ 1m60, không khác gì lắm so với trước lúc nghỉ hè. Và cô giáo chủ nhiệm, xinh xắn dịu dàng như 2 năm trước.

Cô giáo bắt đầu: “Em đã hỏi cả 4 bạn cao to nhất lớp rồi, hỏi riêng từng bạn, không bạn nào nhận đã làm như vậy với con trai, em cũng hỏi con trai rồi, con khẳng định không hề bị bắt nạt. Giờ chị có thể hỏi lại tất cả các bạn và con. Em nghĩ các con đều rất ngoan, em biết các con từ lớp 6, và không ai dám làm việc đó trong phạm vi trường, cũng không em nào dám nói dối cô”.  

Tôi chết lặng, không biết nói thế nào với cô, với con mình.

Không cần thiết phải nhắc lại vì thực sự nó quá kinh khủng với con tôi và quá nặng nề với tôi. Thằng bé không tha thứ cho mẹ việc biến nó thành kẻ phản bội, ngồi lê mách lẻo trong mắt bạn bè. 

Rồi con tôi phải chuyển trường, nó đã sa sút đến độ không còn thiết gì học hành.

Bất ngờ lớn nhất là lúc chia tay, 4 thằng “đầu gấu” ôm thằng bé mũm mĩm của tôi đầy lúng túng: “Không hiểu tại sao lúc ấy chúng tao làm thế. Có lẽ vì sau hè gặp lại, bọn tao đứa nào cũng cao lớn, có người yêu, còn mày vẫn béo tròn mũm mĩm, nhìn chỉ muốn trêu. À mà cái điện thoại hỏng rồi, làm gì còn clip, chúng tao không ngờ mày sợ thế”.

4. Con trai tôi lại kể cho tôi lời chia tay đầy ân hận của 4 thằng bạn, chúng rủ nhau đi xem phim hành động Mỹ, ăn gà rán, trao đổi FB, Messenger, add Zalo... kiểu “những người đàn ông” rồi hố hố há há với nhau: “Mày không biết đấy chứ bọn lớp A3 cũng có đứa bị như mày, thầy chủ nhiệm xử luôn: Bắt cả lũ đứng ra, nếu không xin lỗi bạn thì từng đứa một phải lần lượt “tự xử” y như làm với thằng kia. Ôi giời xin lỗi rối rít ngay và luôn, lại chơi với nhau, thằng kia cũng chả ngượng, đỡ phí 2 năm như chúng mình”. 

Thống kê của ngành Sư phạm cho biết, tới năm 2019, 76% nhân lực sư phạm là nữ, có nghĩa là nhân sự nam chỉ chiếm không đầy 1/4 mà phần không nhỏ trong số đó lại phải làm công việc không trực tiếp liên quan đến giảng dạy: lãnh đạo sở phòng ban, lãnh đạo trường, bảo vệ, tiếp phẩm, lái xe. Nghĩa là những “thầy giáo” thực sự mà những cậu trai dậy thì đầy bất an như con tôi rất cần, chỉ chiếm một tỉ lệ quá quá nhỏ giữa các cô giáo.

Với cách đánh giá của xã hội ngày nay, nhìn vào giáo án của ngành giáo dục, thêm tâm lý “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đầy thực dụng, sợ rằng tỉ lệ thầy giáo trong ngành sư phạm còn ít hơn nữa trong tương lai.

Mùa bão lụt, nhìn cảnh bộ đội giúp các cô trò dựng lại trường, khiêng bàn kê ghế, mùa tri ân thầy cô, nhìn hoa và áo dài bay rợp trời, phụ huynh học sinh nào mà không tự hỏi: Lẽ nào sự nghiệp giáo dục chỉ là của các cô giáo? Và như thế có đủ không? Nam sinh sư phạm, các bạn ở đâu?

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.