Công nghệ Li-Fi sẽ thay thế Wi-Fi trong tương lai

Theo Cisco, Wi-Fi sẽ giúp kết nối khoảng 1,7 tỉ thiết bị vào năm 2020, nhưng đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng sẽ không đáp ứng với công nghệ này. Lúc này, Li-Fi có thể sẽ là công nghệ thay thế.
Công nghệ Li-Fi sẽ thay thế Wi-Fi trong tương lai

Vậy công nghệ Li-Fi là gì? và nó có sự ảnh hưởng ra sao trong sự phát triển của xu hướng kết nối mạng không dây trong tương lai? Bài viết từ trang Techradar sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Công nghệ Li-Fi sẽ thay thế Wi-Fi trong tương lai ảnh 1

Li-Fi sẽ là công nghệ mạng không dây đầy hứa hẹn thay thế Wi-Fi trong tương lai.

Cách hoạt động của Li-Fi

Li-Fi, viết tắt của Light Fidelity, là chuẩn kết nối mới truyền dữ liệu bằng cách sử dụng giao tiếp ánh sáng, thay vì sử dụng sóng radio để truyền tải tín hiệu qua mạng.

Khái niệm về Li-Fi được đưa ra sau khi công ty Velmenni của Estonia tiến hành một thử nghiệm thực tế cho thấy tín hiệu ánh sáng truyền tải cho tốc độ lên đến 1 Gbps, nhanh hơn Wi-Fi khoảng 100 lần.

Li-Fi hoạt động giống như các công nghệ giao tiếp bằng ánh sáng, dựa trên nguyên lý sau: các bóng đèn trong hệ thống sẽ được bật/tắt rất nhanh ở tốc độ nano giây. Mỗi lần bật/tắt như thế thì một bộ thu tín hiệu sẽ ghi nhận và chuyển thể thành dữ liệu. Vì điều này diễn ra quá nhanh nên mắt người không thể thấy được sự thay đổi trạng thái của đèn, chúng ta vẫn thấy bóng sáng như bình thường. Chắc chắn rằng các bóng đèn Li-Fi cần phải được duy trì nguồn điện để có thể chạy, tuy nhiên bóng có thể chỉnh độ sáng xuống một mức cực thấp mà mắt chúng ta không nhìn thấy nhưng việc truyền tải tín hiệu vẫn diễn ra được.

Công nghệ Li-Fi có thể được sử dụng trong xe hơi, máy bay, các tấm năng lượng mặt trời, xung quanh trường học hoặc giảng đường, trong thiên tai, trên giàn khoan dầu, nhà máy điện hạt nhân, xung quanh bệnh viện, hoặc trong nhà và nơi làm việc.

Tìm hiểu về VLC

Công nghệ đằng sau Li-Fi được gọi là Visible Light Communication (VLC), công nghệ truyền thông không dây sử dụng ánh sáng trong dải nhìn thấy có tần số từ 400 THz đến 800 THz, mang tiềm năng cung cấp tốc độ truyền tải rất cao. VLC sử dụng các đi-ốt phát xạ ánh sáng (LED) để phục vụ mục đích chiếu sáng và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối. Việc sử dụng ánh sáng trong dải nhìn thấy (ánh sáng trắng - white light) được cho là sẽ làm giảm nguy hiểm trong các ứng dụng năng lượng cao, vì con người có thể cảm nhận được và có hành động để bảo vệ đôi mắt khỏi hư hại.

Với Li-Fi, bạn có thể đồng bộ hóa máy tính xách tay với một máy chủ đám mây để tải nhiều dữ liệu, hoặc tải về một bộ phim 4K cho tablet. Chỉ cần giữ điện thoại trong tầm phát của Li-Fi, tốc độ thực hiện điều này chỉ trong một vài giây.

Công nghệ Li-Fi sẽ thay thế Wi-Fi trong tương lai ảnh 2

Tốc độ của Li-Fi thử nghiệm hiện nay đã nhanh hơn Wi-Fi đến 100 lần.

VLC được nghiên cứu bởi Disney Research, còn Qualcomm có công nghệ Lumicast, có thể được sử dụng trong các thiết bị LED chiếu sáng, nơi Li-Fi có thể được sử dụng để truyền tải dữ liệu đến các vị trí trong ngôi nhà.

Những điều cần thiết cho mạng Li-Fi

Đầu tiên không thể không nhắc đến bóng đèn với mục tiêu phát ra ánh sáng để truyền dữ liệu. Li-Fi sẽ yêu cầu smartphone và laptop phải trang bị một photosense có chức năng lọc ánh sáng đến nó.

Trong khi ngành công nghiệp Li-Fi đang chờ đợi smartphone trang bị photosense thì một công ty có tên Zero.1 đã sử dụng camera trước và sau của một nguyên mẫu smartphone nhằm thử nghiệm về công nghệ Li-Fi.

Người phát minh ra Li-Fi

Harold Haas, một giáo sư Đại học Edinburgh (Vương quốc Anh), là người đã phát minh ra Li-Fi và giới thiệu tại TED 2011 thông qua một bản demo sản phẩm. Ông Haas sau đó đã thành lập PureLi-Fi với mục tiêu phát triển công nghệ này.

Bóng đèn Li-Fi được tạo ra đầu tiên bởi sự hợp tác giữa PureLi-Fi và hãng sản xuất đèn LED Lucibel dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2016.

Công nghệ Li-Fi sẽ thay thế Wi-Fi trong tương lai ảnh 3

Harold Haas là nhà phát minh ra công nghệ Li-Fi đầu tiên.

Hàng chục công ty khác cũng tham gia vào nghiên cứu Li-Fi, bao gồm Lucibel, Oledcomm, LG, Philips, Samsung, Toshiba, Sharp, Panasonic, Cisco và Rolls Royce, trong khi có rất nhiều dự án Li-Fi độc lập.

Hạn chế của Li-Fi

Hạn chế lớn nhất của Li-Fi chính là khả năng “xuyên thủng” của nó, và thiết bị cần phải phát hiện ra nguồn sáng, khiến công nghệ này không phù hợp để sử dụng trong thành phố thông minh hoặc trên các mạng lớn, nơi các tòa nhà hoặc các đối tượng khác cản trở.

Không chỉ có vậy, tín hiệu Li-Fi cũng có thể bị gián đoạn dưới ánh sáng mặt trời hoặc trong các điều kiện khác với ánh sáng. Chính vì vậy, các chuyên gia công nghệ nghĩ rằng Li-Fi sẽ cần phải được đầu tư hơn nữa để có thể hoạt động trong điều kiện ánh sáng và cơ sở hạ tầng hệ thống điện lưới.

Tương lai nào cho Li-Fi

Trong khi Li-Fi đang trong quá trình nghiên cứu thì Wi-Fi vẫn là công nghệ bùng nổ hiện nay nhờ sự tăng trưởng của các thiết bị IoT (Internet of Things).

Công nghệ Li-Fi sẽ thay thế Wi-Fi trong tương lai ảnh 4

Giải trí internet trên các chuyến bay sẽ dễ dàng hơn với Li-Fi.

Theo nghiên cứu từ hãng phân tích ABI, đã có 10 tỉ thiết bị Wi-Fi được cung cấp tính đến đầu năm 2015, trong đó hơn một nửa hỗ trợ Wi-Fi băng tần kép (2,4 GHz và 5 GHz). Các thiết bị Wi-Fi dự kiến sẽ bùng nổ hơn nữa trong những năm tới nhờ sự tăng trưởng của các thiết bị trực tuyến, thông qua các biến thể như HaLow, WeGig và LTE-U.

Vậy đâu là tương lai dành cho Li-Fi? Câu trả lời đó là rất nhiều tiềm năng. Li-Fi có thể sử dụng trong bệnh viện, trường học hoặc quan trọng hơn cả là các chuyến bay. Ngoài ra, Li-Fi sẽ giúp giải quyết những vấn đề sóng vô tuyến bị tắc nghẽn hay các điểm chết của mạng không dây hiện nay.

Theo Thanh Niên

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.