Bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (SN 1973) mắc bệnh béo phì khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Sau nhiều tuần điều trị, chị Tuyết đã có chuyển biến tích cực và giảm được 20kg. |
Bệnh nhân Tế Hiên Trọng (SN 1950) nhập viện ngày 14/8. Sau hàng tuần thở máy, bệnh nhân Trọng vừa được tháo máy thở: “Nằm đây, ngày nào cũng nghe tin có người mất. Nhà tôi có 4 người, cả 4 người nhập viện. Giờ đã 2 người được về rồi. Ai hỏi có mừng không, thì mừng lắm chứ”. |
Bệnh nhân Lê Thị Đê cùng chồng nhập viện đã hơn nửa tháng: “Hôm nay, tôi khỏe hơn nhiều rồi. Bác sỹ nói, sắp tới sẽ được ra viện. Nếu được ra viện, cái nhớ nhất ở đây sẽ là bác sỹ. Họ vất vả, chăm mình nhiều, chăm từng miếng ăn, từng cái tã. Nhìn thấy họ mệt, ngủ gật luôn ở ghế, thương lắm.” |
Ngày 28/7, Bệnh viện Dã chiến số 16 của TPHCM (phường Phú Thuận, Quận 7) chính thức đi vào hoạt động với quy mô gần 3.000 giường sau 20 ngày thần tốc xây dựng. |
Đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai tại BV dã chiến 16 lần này bao gồm đầy đủ các chuyên khoa từ Hồi sức, Cấp cứu, Truyền nhiễm, Sản, Nhi… với những cán bộ đã có kinh nghiệm chống dịch tại nhiều chiến trường từ Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Ninh… |
“Áp lực lớn nhất là bệnh nhân ở đây rất đông. Đôi lúc cảm thấy khả năng mình không thể đáp ứng hết. Những lúc như vậy, chỉ biết cố gắng, thật cố gắng, cùng anh, chị em sốc lại tinh thần.” - bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện dã chiến số 16, TP.HCM. |
Một ca bệnh nặng tại bệnh viện dã chiến số 16. |
Bác sỹ Dũng cho biết tỷ lệ tử vong ở người trẻ là điều khiến anh và đồng nghiệp suy nghĩ nhất. “Có những trường hợp sinh năm 1990, không có bệnh nền. Không thể cứu họ qua khỏi là điều chúng tôi đáng tiếc nhất.” |
Quá trình hô hấp của các bệnh nhân nặng hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc. |
Việc chứng kiến quá nhiều ca tử vong khiến tinh thần của đội ngũ y bác sỹ bị dao động không nhỏ. Là một trưởng khoa, nhiệm vụ của bác sỹ Dũng là truyền lửa tới những đồng nghiệp khác: “Khi mới được điều vào công tác, chứng kiến nhiều ca tử vong, có nhiều anh chị em trẻ bị hoảng sợ. Lúc đó, việc đầu tiên là phải bình tĩnh và can đảm. Rồi phải đưa ra nghiên cứu về ca tử vong. Khi hiểu rõ lý do và rút kinh nghiệm thì không có gì phải sợ nữa.” |
“Tuyệt vời, rất tuyệt vời” – bác sỹ Dũng reo lên khi được hỏi về cảm giác khi có một bệnh nhân đã âm tính. |
Bác sỹ Dũng hướng dẫn các bệnh nhân có chuyển biến tích cực tập nhảy để mau chóng hồi phục. “Mình phải lạc quan vì kiểu gì mình cũng sẽ làm được”. |
Trong thời cổ đại, tại đấu trường La Mã, khán giả sẽ giơ ngón tay cái lên hoặc xuống để quyết định xem những chiến binh bại trận sẽ sống hay chết. |
Tại đây, ngay giữa trung tâm bệnh viện dã chiến số 16, những ngón cái của cả bệnh nhân và bác sỹ đã được giơ lên. |