Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam tham gia LHQ và các cơ chế đa phương dựa trên lẽ phải

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 20/9 đánh dấu sự kiện 45 năm Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc (LHQ), tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, góp phần kiến tạo môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã trả lời phỏng vấn về sự kiện này.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam tham gia LHQ và các cơ chế đa phương dựa trên lẽ phải

Phóng viên: 45 năm thành viên LHQ là một chặng đường dài, xin Đại sứ đánh giá những thành tựu đáng nhớ nhất của Việt Nam tại diễn đàn đa phương lớn nhất thế giới này?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: 45 năm là một chặng đường dài trong quan hệ Việt Nam- LHQ. Chúng ta luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của LHQ trong những ngày đầu mới trở thành thành viên LHQ trong giai đoạn Việt Nam còn hết sức khó khăn, tái thiết đất nước sau chiến tranh và bắt đầu công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. LHQ đã luôn hỗ trợ Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn ấy. Có những thời điểm viện trợ của LHQ lên tới 60% tổng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang phải chịu bao vây, cấm vận.

Trong giai đoạn hiện nay, LHQ cũng luôn là đối tác hàng đầu trong hỗ trợ Việt Nam triển khai các mục tiêu phát triển bền vững, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trong suốt hơn 40 năm qua, chúng ta đóng góp hết sức tích cực vào nâng cao vai trò của LHQ, xây dựng hệ thống luật pháp quốc tế, xây dựng các chuẩn mực quốc tế để tất cả các nước cùng tuân thủ, vì một xã hội công bằng, phát triển, cũng như đảm bảo hòa bình, an ninh cho thế giới.

Có thể nói là trong 45 năm qua, chúng ta đã khẳng định rằng những thành công của Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước cũng chính là những thành công của LHQ, hướng đến mục tiêu một thế giới phồn vinh, thịnh vượng và hòa bình, ổn định cho mọi người dân. Đối với những mục tiêu phát triển bền vững hay mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà LHQ đặt ra trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai hết sức tích cực, thành công, cho thấy rằng những mục tiêu của LHQ đề ra cho cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, sự hiện diện của Việt Nam tại các cơ chế và các cơ quan của LHQ ngày càng rõ ràng hơn.

Ta đã tham gia tích cực, trở thành ủy viên của Hội đồng Bảo an LHQ trong hai nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021; là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, của Ủy ban Kinh tế xã hội của LHQ (ECOSOC) hay là tham gia vào những cơ chế điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), 2 lần đảm nhiệm vị trí thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ và gần đây nhất chúng ta trở thành Phó Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ lần thứ 2. Bên cạnh đó, trên thực tiễn, chúng ta đã cử quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ và ngày càng đóng góp hiệu quả vào duy trì hòa bình, an ninh ở rất nhiều khu vực trên thế giới.

Những đóng góp của Việt Nam cũng thể hiện rõ ở chỗ Việt Nam từ một nước phải nhận viện trợ của LHQ, kém phát triển hiện nay đã trở thành một trong những nước có thu nhập trung bình, trình độ phát triển tương đối cao và đang tiếp tục triển khai các mục tiêu lớn lao của LHQ trong thời gian tới.

Qua đây, chúng ta có thể tự hào rằng trong hơn 40 năm qua, quan hệ Việt Nam – LHQ ngày càng phát triển, với đường lối đối ngoại đúng đắn, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đóng góp cho LHQ cũng như LHQ hỗ trợ cho Việt Nam- đây là mối quan hệ hai chiều và sẽ đem lại những lợi ích hết sức thiết thực cho không chỉ Việt Nam mà còn cho khu vực và thế giới.

Phóng viên: Vị thế, tiếng nói của Việt Nam hiện nay tại LHQ đã khác rất nhiều, có thể nói đã ở một tầm cao mới, được cộng đồng quốc tế tin cậy và đánh giá cao. Đâu là kim chỉ nam và các yếu tố then chốt tạo nên điều đó, thưa Đại sứ?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Càng tham gia sâu vào công việc chung của LHQ và công việc chung của các cơ chế đa phương, chúng ta càng thấm thía một điều là các quốc gia phải làm chủ vận mệnh của mình. Một quốc gia không thể đóng góp cho sự nghiệp chung nếu như quốc gia đó vẫn còn nghèo đói, vẫn còn khó khăn, vẫn còn chậm phát triển; một quốc gia cũng không thể nào đóng góp hiệu quả cho cơ chế đa phương cũng như LHQ nếu như quốc gia đó chìm trong bạo lực, chìm trong xung đột. Chính vì vậy, yếu tố then chốt quan trọng là các quốc gia phải làm chủ vận mệnh của mình.

Tự chủ ở đây chính là tự chủ về phát triển kinh tế, xã hội đối với đất nước, không thể trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ hay trợ giúp từ bên ngoài. Trước hết, mỗi nước phải tự bảo vệ mình, tự phát triển, tự cứu lấy chính mình, tham gia hiệu quả vào công việc chung của LHQ. Yếu tố này cũng thể hiện ở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.

Chúng ta có độc lập, tự chủ thì trong cơ chế đa phương chúng ta mới không bị lôi kéo, dẫn dắt. Có độc lập, tự chủ mới có thể đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp chung trên lập trường, nguyên tắc; đóng góp vào xây dựng các biện pháp và giải pháp, xử lý được các vấn đề toàn cầu. Ở đây, chúng ta hết sức thấm thía cơ đồ, vị thế và vai trò của quốc gia trên trường quốc tế ảnh hưởng, tác động chi phối tới những đóng góp của ta trong các cơ chế đa phương. Cũng từ sự đóng góp hiệu quả tại các cơ chế đa phương này, chúng ta có thể tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế, cơ đồ của đất nước.

Điểm thứ hai, tôi cho là hết sức quan trọng, đó là chúng ta tham gia LHQ và các cơ chế đa phương dựa trên lẽ phải. Điều này chính là đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ dựa trên luật pháp quốc tế, đóng góp vào việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng những nguyên tắc cốt lõi của Hiến chương LHQ như bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ mỗi nước, không sử dụng vũ lực đe dọa các nước để đảm bảo cho các cơ chế đa phương vận hành một cách hiệu quả.

Điểm thứ ba, đó là phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của cộng đồng quốc tế. Một quốc gia không thể vị kỷ chỉ bảo vệ lợi ích cho mình, phải hài hòa lợi ích của mình với lợi ích chung và như vậy mới có thể giải quyết được những vấn đề toàn cầu.

Phóng viên: Những thành công của Việt Nam trên trường quốc tế có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với các lợi ích của dân tộc ta, thưa Đại sứ?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau, các vấn đề toàn cầu đặt ra hết sức gay gắt, việc đóng góp vào các công việc chung của LHQ cũng như các diễn đàn đa phương, hay nói cụ thể hơn là đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và trên thế giới cũng chính là đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, phát triển cho quốc gia mình và có thể thấy rõ điều này qua việc chúng ta không thể nào đảm bảo môi trường nước mình hòa bình, ổn định nếu như các quốc gia xung quanh khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, xung đột; chúng ta không thể đảm bảo rằng chúng ta an toàn trước dịch bệnh khi các quốc gia xung quanh còn đang hứng chịu hậu quả dịch bệnh. Hay trong vấn đề biến đổi khí hậu cũng vậy, Việt Nam hay bất kỳ nước nào cũng không thể an toàn khi cả thế giới đang chịu các nguy cơ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy, đóng góp vào giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng chính là đảm bảo cục diện, môi trường hòa bình ổn định cũng như đảm bảo điều kiện để chúng ta phát triển ổn định, bền vững. Qua việc đóng góp vào các công việc chung như vậy, chúng ta có thêm bạn bè, xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, qua đó giúp chúng ta gia tăng thêm nguồn lực phát triển đất nước. Tôi cho rằng đây là yếu tố hết sức then chốt, có ý nghĩa, tạo đà cho chúng ta tham gia tích cực vào các cơ chế đa phương giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Phóng viên: Thế giới ngày nay ngày càng có nhiều thách thức mới, Việt Nam đặt ra những mục tiêu, ưu tiên gì trong những năm tiếp theo, thưa Đại sứ ?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều cuộc khủng hoảng đan xen, vừa là những thách thức về hòa bình, an ninh, vừa là những thách thức như dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Đứng trước bối cảnh như vậy, mục tiêu lớn của chúng ta tại các diễn đàn đa phương vẫn là làm sao để duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực và thế giới và của chính chúng ta.

Thứ hai, phải làm sao đảm bảo sự phát triển bền vững và bao trùm. Để đạt được hai mục tiêu này thì tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt tại LHQ, chúng ta phải làm sao tìm mọi cách hợp tác cùng các nước để giải quyết các vấn đề chung. Tôi cho là có một số nội dung ta cần thúc đẩy. Thứ nhất, đảm bảo duy trì đoàn kết quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thứ hai, tiếp tục đề cao các giá trị, vai trò của luật pháp quốc tế để các nước phải tuân thủ, xây dựng luật lệ chung, quy định chung trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Thứ ba, cùng gánh vác, chia sẻ trọng trách xây dựng thế giới, đưa ra những sáng kiến, đề ra những biện pháp xây dựng một thế giới an toàn, ổn định, phục vụ lợi ích của tất cả các dân tộc.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.