Đẩy mạnh thị trường phim thương mại tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những bộ phim do Việt Nam làm ra chỉ nổi tiếng và phát triển ở thị trường trong nước. Đây là nội dung được ông Raymond Phathanavirangoon, nhà sản xuất phim, Cựu Chủ tịch SEAFIC (South East Asia Fiction Film Lab - một chương trình đào tạo mới dành cho các nhà làm phim Đông Nam Á) chia sẻ trong Hội nghị Lãnh đạo điện ảnh Đông Nam Á, diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, ngày 8/4.
Các đại biểu chia sẻ ý kiến trong phiên thảo luận "Xây dựng hệ sinh thái phim bền vững ở Đông Nam Á".
Các đại biểu chia sẻ ý kiến trong phiên thảo luận "Xây dựng hệ sinh thái phim bền vững ở Đông Nam Á".

Theo ông Raymond Phathanavirangoon, Việt Nam không chỉ cần hướng đến phát triển điện ảnh trong nước mà còn cần hướng đến việc làm phim thương mại và mở rộng ở những thị trường khác. Để bước chân ra toàn cầu, ông Raymond Phathanavirangoon cho rằng, những bộ phim thương mại cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, những liên hoan phim cũng là cầu nối để đưa những bộ phim đi xa hơn. Việt Nam cũng cần học hỏi, sản xuất thêm nhiều đề tài mới lạ như hài kịch phục vụ trong nước… Bên cạnh đó, các phim thương mại không nên lạm dụng những chủ đề buồn, khổ để lấy nước mắt khán giả.

Còn ông Anderson Lê, Đạo diễn Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 cho rằng, trên thực tế, thị trường phim thương mại ăn khách của Việt Nam khai thác những chủ đề không quá đa dạng, nhưng không phải tất cả đều nhằm lấy nước mắt khán giả. Trong đó, Việt Nam có những bộ phim tâm lý xã hội khai thác bi kịch, mâu thuẫn gia đình hoặc bằng hữu như “Mai”, “Bố già”, “Nhà bà Nữ”, “Con nhót mót chồng”, “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”..., cũng có những phim kinh dị khai thác nhiều đề tài, tình cảm lãng mạn hoặc những phim hài, hành động. Đối với thể loại phim tình cảm, ông Anderson Lê đưa ra lời khuyên, thay vì tập trung một chủ đề chính, phim cũng sẽ có nhiều thông điệp và vấn đề xã hội đang nóng, đó cũng là lý do thu hút khán giả chứ không chỉ tập trung vào yếu tố buồn, khổ.

Để đưa điện ảnh Việt ra thị trường thế giới, ông Jee-won Choi, Đạo diễn phim hợp tuyển (thể loại phim gồm những bộ phim ngắn được tổng hợp lại thành một bộ phim dài) cho rằng, bên cạnh việc phát triển lĩnh vực phim thương mại, Việt Nam cần chú trọng tìm kiếm nhân tài, các diễn viên mới, để tạo sự đột phá trong điện ảnh ở thời đại công nghệ số hiện nay. Việc tìm kiếm nhân tài này đã và đang được các nhà làm phim tại Hollywood nói riêng và trên toàn cầu nói chung áp dụng. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội giúp những người làm phim Việt Nam đưa phim của họ lên một tầm cao mới.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).