Dạy trẻ khuyết tật trong lớp học chung

(Ngày Nay) - Tại Mỹ - quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để đưa những đứa trẻ khuyết tật vào học chung với học sinh bình thường (lớp học chung – inclusion classroom). Tuy vậy, việc đào tạo giáo viên cho các lớp học kiểu này còn gian nan.
Học viên chương trình “chứng chỉ kép” của ĐH Montclair State
Học viên chương trình “chứng chỉ kép” của ĐH Montclair State

1.         Khi Mary Fair trở thành giáo viên năm 2012, các lớp do cô dạy thường “pha trộn” cả học sinh bình thường lẫn học sinh khuyết tật cần hỗ trợ giáo dục đặc biệt. Đưa trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường, thay vì tách lớp đặc biệt, đang là xu hướng ở nhiều bang của Mỹ.

Thời gian đầu, Fair không biết làm thế nào để giảng dạy cho học sinh khuyết tật – những trẻ gặp khó khăn về giáo dục như: chậm tiếp thu, rối loạn hành vi…Việc ra lệnh cho một đứa trẻ khuyết tật về hành vi trước lớp thường mang lại kết quả ngược với sự trông đợi, đôi khi khiến tình hình tồi tệ hơn.

Fair tâm sự: “Trẻ khuyết tật hành vi coi việc ra lệnh là sự tấn công và thiếu tôn trọng chúng”. Dần dà, Fair tự mày mò được cách vượt qua các tình huống và thuyết phục trẻ bình tĩnh lại. Cô cũng biết cách giữ những học sinh khuyết tật tập trung vào nhiệm vụ trên lớp, chia bài giảng thành những nhóm thông tin nhỏ, dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn. Không ai dạy cô những “chiến lược giảng dạy” này. Mặc dù có bằng cử nhân và chứng nhận sư phạm toán học ở cấp tiểu học và trung học song Fair chưa bao giờ được đào tạo để dạy trẻ khuyết tật.

Tại Mỹ, đào tạo giáo viên có hiểu biết và khả năng dạy trẻ khuyết tật là nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Nỗ lực quốc gia tránh để trẻ khuyết tật bị cô lập đồng nghĩa với việc phần lớn trẻ khuyết tật sẽ dành nhiều thời gian trong các lớp học chung, thay vì tách riêng trong các lớp giáo dục đặc biệt. Như vậy, các giáo viên vốn được đào tạo để dạy trẻ bình thường thì nay sẽ phải dạy ngày càng nhiều hơn trẻ khuyết tật.

Trong khi đó, nhiều chương trình đào tạo giáo viên chỉ có duy nhất một buổi học về học sinh khuyết tật. Nó không thể đủ để trang bị kiến thức cho giáo viên khi “đương đầu” với một lớp học đa dạng thành phần, từ trẻ có năng khiếu, thiên tài bẩm sinh, cho tới trẻ chậm đọc, chậm nói…Một nghiên cứu từ năm 2007 cho thấy các giáo viên bình thường chỉ trải qua 1,5 khóa học về giáo dục đặc biệt và giáo dục cho các lớp học chung, so với 11 khóa học mà các giáo viên chuyên dạy trẻ khuyết tật trải qua. Đến nay, thực trạng này không mấy thay đổi.

Dạy trẻ khuyết tật trong lớp học chung ảnh 1

Một nghiên cứu năm 2009 cho biết không ai thực sự chỉ cho giáo viên cách dạy các học sinh có “nhu cầu khác biệt”. Theo nghiên cứu này, do áp lực thời gian trên lớp với nhiều yêu cầu giảng dạy bắt buộc, trong khi thiếu sự hỗ trợ nên “các giáo viên không chỉ do dự đưa ra các chương trình phân hóa mà còn không biết cách nào để thực hiện chúng”. Giáo viên Fair cho rằng các chương trình đào tạo giáo viên cần cải cách hơn nữa, ít nhất  giáo viên phải trải qua khóa học về giáo dục đặc biệt và khóa tiếng Anh.

Ở Mỹ, từ năm 1989 – 2013, tỷ lệ học sinh khuyết tật tham gia ít nhất 80% thời gian hàng ngày trong các lớp học chung đã tăng từ 32% lên gần 62%. Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 85% học sinh khuyết tật có thể nắm mọi nội dung của chương trình giáo dục bình thường, nếu chúng được hỗ trợ giáo dục. Sự hỗ trợ bao gồm việc tiếp xúc với một giáo viên giảng dạy đặc biệt, các câu hỏi kiểm tra được đọc to hoặc cho phép học sinh khuyết tật có chỗ ngồi ổn định trong lớp học. Các học sinh khuyết tật trong lớp học chung nếu được hướng dẫn nhiều hơn thì có thể nghỉ học ít hơn và có kết quả học tập đại học tốt hơn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới kết quả học tập của học sinh bình thường khi học chung lớp với học sinh khuyết tật. Trái lại, học sinh bình thường trong các lớp học chung còn gặt hái được lợi ích xã hội khi có thể thiết lập những mối quan hệ tích cực và học cách thích nghi, thoải mái hơn với nhiều nhóm người.

Trường Bloomfield Middle ở ngoại ô thành phố New York có khoảng 930 học sinh, trong đó gần 20% là trẻ khuyết tật. Bà Alla Vyada-Manzo, hiệu trưởng trường, khẳng định lợi ích của các lớp học chung đối với học sinh: “ Khi trẻ khuyết tật được học trong các lớp học chung với bè bạn cùng trang lứa, chiến lược giảng dạy thích hợp và sự kỳ vọng cao sẽ giúp trẻ khuyết tật thành công hơn khi học trong môi trường riêng biệt”.

Nhưng cùng với việc gia tăng các lớp học chung, các trường học đối mặt với sự thiếu hụt giáo viên được đào tạo về giáo dục đặc biệt. Hậu quả là trong nhiều năm, kết quả giảng dạy cho học sinh khuyết tật vẫn trì trệ. Từ năm này sang năm khác, trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, điểm số của học sinh khuyết tật ngày càng thấp so với học sinh bình thường. Học sinh khuyết tật tốt nghiệp ít đi và ngày càng nhiều em chỉ nhận được một tấm bằng thay thế (alternate diploma). Trong mắt nhiều đồng nghiệp và nhà tuyển dụng, tấm bằng này có giá trị thấp hơn bằng tiêu chuẩn (standard diploma).  

Các chuyên gia giáo dục khẳng định vấn đề không chỉ là đưa trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường mà còn phải tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian hơn, được hỗ trợ và đào tạo để có kỹ năng giáo dục chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nhiều dạng học sinh. Mike Flom, người sáng lập nhóm Phụ huynh và Giáo viên tiểu bang New Jersey vì nền giáo dục phù hợp, khẳng định: “Đưa trẻ vào lớp học chung chỉ là một phần nhỏ trong “cuộc chiến” giáo dục trẻ khuyết tật”.

2.     Hiện tại, Mary Fair đã có thể thoải mái “chèo lái” các lớp do cô dạy. Cô đã có kinh nghiệm dạy trẻ với nhiều loại khuyết tật và cùng làm việc với một giáo viên chuyên về giáo dục đặc biệt để chỉnh sửa các bài kiểm tra cũng như bài giảng.  

Một sáng gần đây trong lớp học chung về toán của học sinh lớp 7 trường Bloomfield Middle, Mary Fair và cộng sự giáo dục đặc biệt Christina Rodriguez bắt đầu bài giảng về thứ tự toán tử. Fair đứng trước lớp trong khi Rodriguez đi vòng quanh để đảm bảo các học sinh tập trung vào việc học. Fair nói: “Các em đã học một vài điều về thứ tự toán tử vào năm lớp 6. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khác đi”. Rodriguez nói vọng lên: “Cô Fair. Tôi muốn biết các em có nhớ không?". Sau đó, cô Rodriguez nói to: “Hãy giơ tay nếu bạn nhớ thứ tự toán tử là gì?”.

Dạy trẻ khuyết tật trong lớp học chung ảnh 2

Một nửa học sinh trong lớp giơ tay. Rodriguez nói tiếp: “Ai nhớ quy tắc PEMDAS – quy tắc để nhớ thứ tự các phép toán?”. Thêm một số học sinh giơ tay. Cô Fair giải thích mặc dù đã được học về PEMDAS năm lớp 6 nhưng hôm nay các học sinh sẽ học về quy tắc mới của thứ tự toán tử. Fair tiếp tục : “Lấy miếng giấy vàng trên bàn của bạn và gấp ngang. Như ép bánh hamburger vậy”. Vừa nói Fair vừa thực hành để học sinh thấy.

Với một người ngoại đạo, khó có thể phân biệt đâu là giáo viên thông thường và đâu là giáo viên giáo dục đặc biệt trong lớp học chung trên. Cả Fair và Rodriguez đều có bàn trước lớp. Họ đều tham gia hướng dẫn học sinh và trình bày nội dung bài giảng. Họ rất thận trọng để không rơi vào cái mà các nhà giáo dục gọi là “bẫy phổ biến”: quy các học sinh bình thường thuộc về trách nhiệm của một giáo viên và gom các học sinh khuyết tật thuộc trách nhiệm của một giáo viên khác.

Dạy trẻ khuyết tật trong lớp học chung ảnh 3

Rodriguez cho rằng bình đẳng là điều cần có ở một lớp học chung, song điều này cần có thời gian và sự thực hành. Fair và Rodriguez mong muốn các chương trình đào tạo giáo viên sẽ bao gồm việc giảng về các loại khuyết tật, phương pháp giải quyết những khó khăn mà trẻ khuyết tật có thể vấp phải; đồng thời trang bị cho giáo viên kỹ năng quản lý lớp học chung, cách thức khôn khéo để giữ sự tập trung của trẻ…

Giống như Fair, khi mới bước vào nghề dạy học, Rodriguez chưa từng được đào tạo về giáo dục đặc biệt. 6 năm trước, khi bước vào lĩnh vực giáo dục đặc biệt, cô chỉ dựa vào những điều đã học trong thời gian làm trợ giảng cho một lớp dạy trẻ tự kỷ. Năm 2014, Rodriguez nhận bằng giáo dục học sinh khuyết tật của Đại học New Jersey. Hiện cô dạy cho chương trình đào tạo giáo viên “ chứng chỉ kép” (dạy trẻ bình thường lẫn khuyết tật) của Đại học Montclair State (tiểu bang New Jersey).

Mặc dù chương trình đào tạo giáo viên truyền thống của Mỹ có một số buổi học về giáo dục cho học sinh khuyết tật song các buổi học này thường đơn điệu và đại khái. Giáo viên Jessica Herrera, đồng nghiệp của Rodriguez, cho biết cô chỉ được tham gia một buổi học về giáo dục đặc biệt có tên “Giáo dục đặc biệt 101” trong chương trình đào tạo giáo viên truyền thống ở tiểu bang New Jersey.

Trong 13 năm làm giáo viên, Herrera đã giảng cho một số lớp học chung và học kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật từ những giáo viên chuyên về giáo dục đặc biệt. Cho tới khi nhận “ chứng chỉ kép” của Đại học Montclair State, Herrera mới được dạy cách giảng bài cho “nhiều học sinh khác nhau”.

Tại Mỹ, một số chương trình đào tạo sư phạm đang cố chuẩn bị tốt hơn để các giáo viên có thể dạy trẻ khuyết tật trong các lớp học chung. Tham dự chương trình giáo dục mầm non và tiểu học của Đại học Syracuse, mọi cử nhân đều được cấp “chứng chỉ kép” và dành thời gian thực tập trong các lớp học chung. Giáo sư Theoharis của Đại học Syracuse nói: “Đây là cách tiếp cận mà các chương trình đào tạo giáo viên cần noi theo. Các giáo viên phải được chuẩn bị kỹ để tương tác với mọi học sinh, coi tất cả học sinh là trách nhiệm giảng dạy của mình”.

Tại Đại học Montclair State, sinh viên cũng được cấp “chứng chỉ kép” về giáo dục đặc biệt và giáo dục theo bậc học (hoặc theo bộ môn). Đại học Montclair State còn đưa ra chương trình đặc biệt “iSTeM”, theo đó đào tạo giáo viên chuyên sâu về khoa học, công nghệ, toán học cho các lớp học chung. Học viên tốt nghiệp “iSTeM” sẽ được cấp bằng sư phạm, chứng chỉ về toán học hoặc khoa học, đồng thời được chính quyền tiểu bang New Jersey công nhận là giáo viên đủ khả năng dạy trẻ khuyết tật. Trong 1 năm theo chương trình của Đại học Montclair State, học viên sẽ làm việc với hai giảng viên giàu kinh nghiệm trong một lớp học chung và một nhóm nhỏ học sinh. Họ được đào tạo cách tương tác và giảng dạy hiệu quả với trẻ khuyết tật.

Giáo sư Jennifer Goeke thuộc Đại học Montclair State khẳng định chương trình “chứng chỉ kép” giúp các giáo viên biết cách thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả cả vai trò giáo viên thông thường lẫn giáo viên giáo dục đặc biệt. Trong bối cảnh nhiều trường học ở Mỹ chạy đua săn tìm giáo viên “2 trong 1” (hai vai trò trong một lớp học chung) thì những giáo viên có “chứng chỉ kép” sẽ trở thành “hạt giống quý”.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.