Dịch Covid-19 làm suy giảm đà tăng trưởng

0:00 / 0:00
0:00

Dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước. Theo đó đã làm suy giảm đà tăng trưởng, thậm chí là suy thoái trên diện rộng...

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và làm suy giảm đà tăng trưởng… Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để tiếp tục vực dậy nền kinh tế, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao năng lực nội tại và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển bền vững. Đặc biệt, cần tiếp tục cải cách thể chế hơn nữa, cắt giảm chi phí do chính sách, tạo thêm không gian kinh tế và động lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp.

Dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước. Theo đó đã làm suy giảm đà tăng trưởng, thậm chí là suy thoái trên diện rộng; đối với bộ phận doanh nghiệp, lực lượng đang đóng góp đến khoảng hơn 60% GDP mỗi năm cho nền kinh tế.

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng Cục Thống kê cho biết, khảo sát với hơn 156.000 doanh nghiệp tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước vào trung tuần tháng 9 vừa qua dưới hình thức trực tuyến đã cho thấy, đối với các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chịu tác động từ dịch càng nặng nề:

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn bị tác động của covid 19 chiếm tới 86 % trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ bị tác động là 82,6 %, doanh nghiệp càng lớn thì đều có chuỗi giá trị liên kết trong nước và toàn cầu càng lớn, do đó thì chắc chắn tác động càng nhiều. Hiện và chịu tác động nhiều nhất là các doanh nghiệp khu vực dịch vụ: điển hình các ngành hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng…đang bị điêu đứng.

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù đất nước đã bước đầu thành công trong việc khống chế dịch bệnh, tuy nhiên hiện kinh tế của đất nước đang phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hiệu quả sử dụng đầu tư công, gia tăng nợ xấu trong ngành ngân hàng và thách thức trong việc đảm bảo an sinh xã hội… Chính những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải lưu tâm nhiều hơn đến cải cách, đặc biệt là chủ động phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả…

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Bản thân cách tiếp cận và ưu tiên cải cách cũng phải thích ứng với bối cảnh mới. Yêu cầu căn bản tiếp tục là phải cải thiện năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế của các ngành hàng và của các doanh nghiệp. Đặc biệt cần đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững nhằm tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế trong thời gian sắp tới".

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, trong bối cảnh mới các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề “tiêu dùng xanh”, sau dịch thì sẽ càng được đẩy lên và cẩn trọng hơn với các loại hàng hóa về thực phẩm, y tế. Nêu quan điểm dịch bệnh Covid-19 cũng như “chất xúc tác” cho công nghệ số, doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế so sánh về chi phí lao động, vận chuyển, dịch vụ kết nối và xử lý thông tin… tiếp tục chuyển động cùng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhất là vấn đề chuyển đổi số…

Về phía cơ quan quản lý, cùng với việc khống chế dịch, nhà nước cần tiếp tục công cuộc cải cách gắn với xu thế mới, tận dụng các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do, cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư.

"Số 1 là câu chuyện phòng chống dịch, thứ hai là chính sách đối phó với Chính phủ bao gồm việc tìm điểm cân bằng nếu như dịch vẫn còn. Cần có bước hỗ trợ tiếp theo, chúng ta đừng quên thế giới vẫn đang đối mặt với rủi ro tài chính, cùng với đà phục hồi nếu có, việc khéo léo trong chính sách kinh tế vĩ mô trong phối hợp chính sách vĩ mô của các quốc gia, đặc biệt là chính sách tiền tệ, tài khóa cực kỳ quan trọng để giảm thiểu rủi ro mà vẫn hỗ trợ được cho kinh doanh phát triển" - chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nêu ý kiến.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, cải thiện năng suất lao động là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với phát triển bền vững. Theo đó, sự phát triển của kinh tế số chắc chắn sẽ là một trong những động lực làm tăng năng suất mới. Khi đó, tự động hóa, số hóa sẽ dần thay thế nhiều khâu trong quy trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế, góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và sử dụng ít lao động hơn./.

Theo VOV
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.